Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 30/11 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 60,00 – 60,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 6,5 USD xuống 1.784,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên gần 1.800 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,69 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.139 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.600 - 22.800 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,90 USD (-2,72%), xuống 68,05 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,24 USD (-3,05%), xuống 71,20 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi phục lên trên 57.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã yếu đi và giảm về gần 56.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
Nhóm ngân hàng gây sức ép, VN-Index tiếp tục giảm
Sau phiên sáng chinh phục thành công ngưỡng 1.500 điểm, thị trường bước vào phiên chiều với lực bán dâng cao, cộng thêm nhóm ngân hàng nới đà giảm đã khiến VN-Index lao nhanh xuống dưới sắc đỏ và chỉ khi chạm gần 1.470 điểm chỉ số này mới bật lên, nhưng không đủ về tham chiếu khi đóng cửa.
Nhóm ngân hàng chịu áp lực lớn và toàn bộ đều đóng cửa trong sắc đỏ, với VCB tác động mạnh nhất khi góp 2 điểm tiêu cực cho VN-Index, và giảm 2,2%.
Các mã khác trong nhóm như OCB -5,4%, MSB -4,4%, TPB -4,4%, EIB -3,4%, STB -3,3%, LPB -2,8%, VIB- 3,3%. Nhóm vốn hóa lớn như như CTG, ACB, SHB, MBB, HDB, SHB, VCB giảm từ 2% đến hơn 3%, VPB -1,8%, TCB -1%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phân hóa hơn và sắc tím chỉ còn tại một số mã bất động sản, xây dựng như VGC, CTD, DXG, ITC, , DXS, TNT, FCN, HID và MCG.
Kết thúc phiên giao dịch 30/11: VN-Index giảm 6,40 điểm (-0,43%), xuống 1.478,44 điểm; HNX-Index giảm 2,53 điểm (-0,55%), xuống 458,05 điểm; UpCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,03%), lên 114,1 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall hồi phục trong phiên ngày thứ Hai (29/11), sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng trấn an khiến giới đầu tư, dấy lên hy vọng sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ không dẫn đến việc đóng cửa nền kinh tế thêm lần nữa.
Ông Biden kêu gọi người Mỹ không hoảng loạn, đi tiêm vắc-xin và đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà để phòng tránh lây nhiễm.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đã giảm vào ngày thứ Hai sau khi tăng vọt 10 điểm trong phiên cuối tuần trước.
Moderna tăng 11,8% trong phiên, trong khi Pfizer giảm gần 3% và Johnson & Johnson tăng 0,34%.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã phục hồi trên mức 1,5% vào ngày thứ Hai giúp cổ phiếu ngân hàng khởi sắc.
Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Dow Jones tăng 236,60 điểm (+0,68%), lên 35.135,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 60,65 điểm (+1,32%), lên 4.655,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 291,18 điểm (+1,88%), lên 15.782,83 điểm.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm sau thông tin về chủng Omicron
Chứng khoán Nhật Bản giảm, sau khi CEO của Moderna nói rằng, vắc-xin COVID-19 hiện tại có thể sẽ kém hiệu quả hơn trong việc đối phó với biến chủng Omicron so với các biến thể trước đó.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 1,63% xuống 27.821,76 điểm. Chỉ số này đã mất 5,7% trong ba phiên qua. Chỉ số Topix mất 1,03% xuống 1.928,3 điểm, trượt sâu hơn xuống dưới đường MA200.
Cả hai chỉ số đều đảo chiều từ trên tham chiếu sau khi Financial Times đưa tin, người đứng đầu nhà sản xuất dược phẩm Moderna cho biết, vắc xin COVID-19 hiện tại có thể không có khả năng hiệu quả chống lại Omicron như trước đây.
Mặc dù vậy, Yasuo Sakuma, Giám đốc đầu tư của Libra Investments cho rằng: "Báo cáo trên chỉ là một nguyên nhân và đó là một lý do hời hợt. Vấn đề thực sự là việc thanh khoản giảm quá mức. Bữa tiệc đã kết thúc”.
Các nhà sản xuất ô tô là một trong số những cổ phiếu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thị trường, khi đồng yên tăng giá so với đồng USD, với Nissan Motor giảm 5,2% Mitsubishi Motors giảm 4,4% và Toyota giảm 0,6%.
Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi việc bán ròng, ước tính khoảng 200 tỷ yên, từ các quỹ thụ động theo dõi chỉ số MSCI, vì 15 cổ phiếu Nhật Bản sẽ bị loại khỏi chỉ số, trong khi chỉ có hai cổ phiếu được thêm vào.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhưng chỉ số bluechip giảm, sau khi Moderna đưa ra hồi chuông cảnh báo mới về biến thể Omicron.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng nhẹ 0,03% lên 3.563,89 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,4% xuống 4.832,03 điểm.
Trong tháng 11, chỉ số CSI300 giảm 1,6%, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh và đã lùi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, sau khi nhà sản xuất dược phẩm Moderna đưa ra hồi chuông cảnh báo mới về biến thể Omicron.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,58% xuống 23.475,26 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,53% xuống 8.368,49 điểm.
Trong tháng 11, Hang Seng-Index, giảm 2,5%, còn HSCE giảm 2,4%.
Ngoài cảnh báo từ Moderna, thị trường còn chịu sức ép từ đà đi xuống của nhóm cổ phiếu công nghệ, với chỉ số phụ giảm 1,2%.
“Những bất ổn trong lĩnh vực công nghệ chưa hoàn toàn giảm đi trong ngắn hạn, vì một số công ty đã tiếp tục bị phạt gần đây,” David Huang, chuyên gia phân tích đầu tư cấp cao tại AllianceBerntein cho biết.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh, sau khi cho biết sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 10 giảm mạnh nhất trong hơn một năm rưỡi qua và dịch Covid-19 phức tạp.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 2,42% xuống 2.839,01 điểm.
Kết thúc phiên 30/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 462,16 điểm (-1,63%), xuống 27.821,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,19 điểm (+0,03%), lên 3.563,89 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 376,98 điểm (-1,58%), xuống 23.475,26 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 70,31 điểm (-2,42%), xuống 2.839,01 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dư địa hỗ trợ của chính sách tiền tệ
Đại dịch Covid-19 đã tác động to lớn tới kinh tế - xã hội Việt Nam trong gần 2 năm qua. Để đối phó với dịch bệnh này, bên cạnh những biện pháp y tế, các chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt cũng đã được triển khai mạnh mẽ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân...
- Chứng khoán Việt Nam bước sang giai đoạn mới
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển sang một giai đoạn mới, bền vững và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế...
- Nhìn lại 25 năm thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, quy mô vốn hóa hiện đạt 133% GDP, đóng góp không nhỏ vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội...
- Omicron có thể đe dọa nền kinh tế và làm phức tạp bức tranh lạm phát
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell tin rằng, biến thể Omicron và sự gia tăng gần đây trong các trường hợp lây nhiễm Covid-19 có thể gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế Mỹ và làm xáo trộn triển vọng lạm phát vốn đã không chắc chắn..
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy