Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/11 tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm mạnh 900.000 đồng/lượng chiều mua vào và 950.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 61,00 – 61,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 8,8 USD xuống 1.858,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co khá mạnh quanh ngưỡng 1.860 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,03 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.112 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.555 – 22.755 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,48 USD (-1,87%), xuống 77,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,45 USD (-1,78%), xuống 79,79 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về quanh 56.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục lùi và có thời điểm thủng 56.000 USD, trước khi bật nhẹ về cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm mạnh
Trong phiên sáng, cổ phiếu nhỏ và vừa nhận tín hiệu cảnh báo khi VN-Index tăng nhưng số mã giảm điểm vẫn chiếm chi phối.
Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo, mỗi phiên có cả trăm mã tăng trần trên HOSE, HNX, UpCom vẫn thu hút dòng tiền rất lớn vào nhóm này.
Câu chuyện gấp thếp tài khoản tạm dừng vào chiều nay, chiều 19/11.
Một cây nến giảm điểm rất dài, với tổng mức cao nhất và thấp nhất của VN-Index đã vượt trên 40 điểm.
Thị trường chiều nay nếu không có nhóm ngân hàng thì mức giảm điểm của VN-Index còn có thể lớn hơn nữa bởi có thời điểm số mã giảm chiếm tuyệt đối với hơn 415 mã, trong đó có gần 30 mã về mức giá sàn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 20,88 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 779,28 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/11: VN-Index giảm 17,48 điểm (-1,19%), xuống 1.452,35 điểm; HNX-Index giảm 14,75 điểm (-3,15%) xuống 453,97 điểm; UpCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,24%) xuống 113,24 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall trải qua phiên giao dịch ngày thứ Năm (18/11) đầy biến động. Các nhà đầu tư tập trung vào báo cáo lạc quan từ các tên tuổi bán lẻ và nhóm cổ phiếu công nghệ sau nhận xét về lạm phát từ một nhà hoạch định chính sách của Fed.
Lạm phát vẫn là trung tâm của các nhà đầu tư. Thị trường đầu phiên trượt dốc sau khi Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết, lạm phát đang ngày càng lan rộng tại Mỹ và sẽ còn tiếp tục đi lên trong thời gian tới, trong khi đó ngân hàng trung ương muốn đảm bảo kỳ vọng lạm phát được giữ vững ở mức 2%.
Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh từ các công ty bán lẻ lớn đã hỗ trợ thị trường. Macy's và Kohl's với lợi nhuận quý III vượt kỳ vọng, cổ phiếu hai hãng này lần lượt tăng hơn 21% và 10%.
Cổ phiếu Bath & Body Works tăng hơn 5%, cổ phiếu Victoria’s Secret leo dốc hơn 14%.
Kết thúc phiên 18/11, chỉ số Dow Jones giảm 59,71 điểm (-0,17%), xuống 35.871,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,90 điểm (+0,34%), lên 4.704,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 72,14 điểm (+0,45%), lên 15.993,71 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các gã khổng lồ sản xuất chip theo chân các công ty cùng ngành trên phố Wall đêm qua. Tuy nhiên, mức tăng đã bị chặn lại khá nhiều do phiên thua lỗ thứ hai liên tiếp của SoftBank Group.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,5% lên 29.745,87 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,44% lên 2.044,53 điểm.
Cổ phiếu chip Tokyo Electron và Taiyo Yuden hoạt động tốt nhất với mức tăng lần lượt 3,65% và 6,84%.
Trong một diễn biến khác, Kubota đã tăng 6,20% trong kế hoạch tăng cổ phần của mình trong nhà sản xuất máy kéo Ấn Độ Escorts Ltd.
Ở chiều ngược lại, SoftBank Group giảm 1,86%, sau khi giảm 2% trong phiên trước đó.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, phần lớn nhờ vào sức mạnh của cổ phiếu bất động sản và logistics.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,13% lên 3.560,37 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip 1,1% lên 4.890,06 điểm.
Lĩnh vực bất động sản đã tăng 4,88%, khi một nguồn tin cho rằng, việc nới lỏng chính sách có thể đến đối với ngành bất động sản.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đã suy yếu mạnh trong năm nay do Bắc Kinh chặn đầu cơ để giảm rủi ro tài chính.
Lĩnh vực logistic nằm trong số những ngành tăng điểm hàng đầu khác, với chỉ số vận tải tăng 1,72% sau khi một số công ty bao gồm STO Express và Yunda Holdings báo cáo doanh thu tăng mạnh trong tháng 10.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm, do gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba kéo lùi sau khi báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,07% xuống 25049,97 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,7% xuống 8.970,67 điểm.
Cổ phiếu của Alibaba giảm 10,71% xuống còn 139,3 đô la Hồng Kông/cổ phiếu vào, sau khi dự báo doanh thu trong năm nay sẽ tăng với độ chậm nhất kể từ khi ra mắt thị trường chứng khoán năm 2014 do kết quả quý II không đạt kỳ vọng, bởi sức mua chậm lại, cạnh tranh gia tăng và quy định khắt khe về chống độc quyền.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng và ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,80% lên 2.971,02 điểm và tăng 0,07% trong tuần.
Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics tăng 1,42% và SK Hynix tăng 1,36%. Nhà sản xuất pin LG Chem giảm 2,32% và Naver giảm 0,74%.
Kết thúc phiên 19/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 147,21 điểm (+0,50%), lên 29.745,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 39,66 điểm (+1,13%), lên 3.560,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 269,75 điểm (-1,07%), xuống 25.049,97 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 23,64 điểm (+0,80%), lên 2.971,02 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận ngân hàng cuối năm vẫn sáng
Tín dụng ở nhiều ngân hàng đã tăng trở lại từ tháng 10 và dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm, từ đó tác động tích cực hơn nữa lên lợi nhuận quý IV cũng như cả năm...
- Các ngân hàng thương mại tiếp tục bán chéo trái phiếu cho nhau
Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 443,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ 2020...
- F0 tiếp tục “càn quét” thị trường
Nhìn tài khoản trong điện thoại, chị Nguyễn Thu Hồng, một nhà đầu tư mới (F0) phấn khởi chia sẻ: “Nếu biết trước mua chứng khoán lãi nhanh thế này thì tôi mở tài khoản để mua từ lâu rồi”...
- Công ty chứng khoán đắt giá: Bên mua săn tìm
Nhiều bên đang tìm mua công ty chứng khoán, từ những công ty nhỏ không tên tuổi cho đến những công ty có số vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng...
- Giá dầu tiếp tục suy yếu khi Trung Quốc quyết định giải phóng kho dự trữ chiến lược
Giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm sau khi Trung Quốc quyết định giải phóng dầu thô từ các kho dự trữ chiến lược, vài ngày sau khi Mỹ kêu gọi Trung Quốc tham gia vào chiến lược nhằm hạ giá dầu...
Tác giả: Thạch Bắc
- Cảnh báo sau phiên chứng khoán 2,5 tỷ USD
- Giao dịch chứng khoán chiều 19/11: Lực cầu tốt cứu vãn thị trường
- Cảnh báo 'bong bóng' chứng khoán: Doanh nghiệp càng lỗ, giá cổ phiếu càng tăng
- Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai có thêm một phiên 'toàn đỏ'
- Chây ì nghĩa vụ lên sàn chứng khoán, Hưng Phú bị phạt 350 triệu đồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy