Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 11/11 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 450.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 59,30 – 60,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 17,9 USD lên 1.849,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nới đà tăng và chạm 1.860 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,98 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.105 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.545 – 22.745 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 81,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,13 USD (+0,16%), lên 82,77 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 64.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã tăng nhẹ và lên 65.200 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm nhẹ
Thị trường sau phiên sáng đầy cảm xúc với thanh khoản bùng nổ đã bước vào phiên chiều có phần thận trọng hơn, khi dòng tiền chậm lại và phân hóa.
Dòng dòng tiền vẫn miệt mài tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã giúp VN-Index nhích dần lên trên mốc 1.470 điểm, nhưng sau đó nhóm bluechip quay trở lại gây sức ép khiến VN-Indexxuống dưới tham chiếu về gần 1.460 điểm. Tại đây, chỉ số mới ngừng rơi và đi ngang cho đến khi đóng cửa.
Các mã bất động sản, xây dựng vẫn có hiệu suất vượt trội, với HHS, TTA, TNI, OGC, CTI, HU3, CII, DIG, NLG, QCG, NHA, ITA, TCH, VRC, EVG, VNE đều đã tăng trần khi đóng cửa.
Các mã CRE, KBC, HDC, LGL, VPH, LDG, FLC, FDC, SGR, , DLG tăng từ 4% đến 6,3%. Tăng hơn 3% có C47, SCR, TNT, PXI, TDC, CCL, SAM, CKG, VCG, HAR, ROS, HPX…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 28,2 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 1.200,64 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/11: VN-Index giảm 2,67 điểm (-0,18%), xuống 1.462,35 điểm; HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,11%), lên 438,73 điểm; UpCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,41%), xuống 109,21 điểm
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall lao dốc mạnh trong phiên ngày thứ Tư (10/11) khi nỗi lo lạm phát lại quay lại ám ảnh nhà đầu tư.
Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,9% trong tháng 10, sau khi tăng 0,4% vào tháng 9. Đây là mức tăng lớn nhất trong 4 tháng, kéo chỉ số CPI hàng năm tăng lên 6,2%, đánh dấu mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 11/1990.
Việc giá cả hàng hoá tăng trên diện rộng trong tháng trước chủ yếu do giá xăng tăng mạnh 6,1%. Dầu thô Brent đã tăng hơn 60% kể từ đầu năm đến nay do nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi đang làm tăng nhu cầu.
Kết thúc phiên 10/11, chỉ số Dow Jones giảm 240,04 điểm (-0,66%), xuống 36.079,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 38,54 điểm (-0,82%), xuống 4.646,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 263,84 điểm (-1,66%), xuống 15.622,71 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản, khi giới đầu tư chọn mua mạnh các cổ phiếu đang bị định giá thấp.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,59% lên 29.277,86 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,32% lên 2.014,30 điểm.
Các cổ phiếu tăng giá hàng đầu hôm nay như Toppan Printing tăng 8,11%, sau khi công ty in này nâng triển vọng lợi nhuận trong năm và Showa Denko tăng 6,93% do có lãi trở lại trong quý vừa qua.
Ở chiều ngược lại, Hãng sản xuất mỹ phẩm Shiseido và hãng bia Asahi Group Holdings lần lượt giảm 3,83% và 3,94% sau khi cắt giảm triển vọng lợi nhuận trong năm tài chính này.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng, đi ngược xu hướng ở nhiều nơi khác tại châu Á, khi các nhà đầu tư săn đón cổ phiếu bất động sản, đặt cược Bắc Kinh sẽ nới lỏng các chính sách để ngăn chặn sự sụp đổ toàn ngành.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,15% lên 3.532,79 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,61% lên 4.898,65 điểm điểm.
Nhóm bất động sản vốn đã bị vùi dập bởi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ và nợ nần của Tập đoàn China Evergrande, đã tăng mạnh nhờ một loạt các tín hiệu tích cực gần đây khiến giới đầu tư hy vọng về việc nới lỏng chính sách.
Theo đó, chỉ số phụ theo dõi ngành bất động sản đã tăng vọt 9%, phiên tốt nhất trong gần 7 năm, khi các nhà đầu tư đang đổ xô mua vào.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, bất chấp sự sụt giảm ở hầu hết các thị trường châu Á, khi cổ phiếu bất động sản Trung Quốc tăng trở lại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,02% lên 25.247,99 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,53% lên 9.048,39 điểm.
Tâm lý thị trường Hồng Kông được củng cố bởi sự phục hồi mạnh mẽ của cổ phiếu bất động sản, trong bối cảnh một loạt các tín hiệu tích cực cho thấy giới đầu tư hy vọng về việc nới lỏng chính sách.
Một chỉ số theo dõi các nhà phát triển bất động sản Đại lục được niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 5,6% với các cổ phiếu hàng đầu như Sunac tăng 8,4% trong khi Logan Group tăng 9,3%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, do chịu ảnh hưởng của phiên đêm qua trên phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,18% xuống 2.924,92 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics giảm 0,43% và SK Hynix giảm 0,92%. Nhà sản xuất pin LG Chem tăng 2,44% và Naver giảm 1,81%.
Kết thúc phiên 11/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 171,08 điểm (+0,59%), lên 29.277,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 40,32 điểm (+1,15%), lên 3.532,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 254,91 điểm (+1,02%), lên 25.251,05 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 5,25 điểm (-0,18%), xuống 2.924,92 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều công ty tài chính báo lỗ quý III/2021
Chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh tác động lên kết quả kinh doanh và nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng là điều khó tránh. Tuy nhiên, ngành tài chính, tiêu dùng tại Việt Nam vẫn kỳ vọng hồi phục dần kể từ quý IV/2021...
- Dệt may bận rộn với đơn hàng mới
Đa số doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất tốt trong quý III/2021, nên khi biện pháp giãn cách dần được gỡ bỏ từ đầu tháng 10, nhiều doanh nghiệp bận rộn hơn trong việc đáp ứng đơn hàng...
- “Tay to” cũng lỗ vì chứng khoán
Không ít nhà đầu tư tổ chức mới đã tìm kiếm và thu lãi lớn từ chứng khoán. Tuy nhiên, giai đoạn điều chỉnh hồi quý III/2021 khiến nhiều bên phải trích dự phòng đầu tư hoặc cắt lỗ...
- Lãi vay ăn mòn lợi nhuận của mã đang nóng
Có những doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không đủ bù đắp dòng tiền trả lãi vay...
- Vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát sẽ kéo dài hơn dự báo
Các giám đốc điều hành hàng đầu của nhiều công ty bluechip châu Âu cho biết, các vấn đề về chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu lao động và áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách mong đợi...
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy