Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/11 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 100.000 đồnglượng, hiện niêm yết tại mức 59,25 – 60,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 40,5 USD xuống 1.804,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và thủng 1.800 USD/ounce, trước khi bật trở lại gần ngưỡng tâm lý này vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,60 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.133 đồng/USD, tăng 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.575 – 22.775 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,11 USD (-1,45%), xuống 75,64 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,81 USD (-1,02%), xuống 78,89 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về quanh 56.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã giằng co khá mạnh quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
Như chưa có ngày hôm qua, VN-Index hồi phục mạnh
Lực mua bắt đáy hoạt động mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, kéo độ rộng nghiêng hẳn về số mã tăng. Cùng sự khởi sắc đột biến ở nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán và bluechip khi không ít nới đà tăng đã kéo VN-Index tăng hơn 16 điểm khi đóng cửa.
Những cái tên lớn như góp tới gần 10 điểm tích cực cho VN-Index, với GVR +5,3%, MSN +4,4%, NVL +4%, GAS +2,4%, VHM +1,9%, HPG +1,8%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ nhận dòng tiền bắt đáy mạnh và giúp DBC, PAN, IDI, MCG, NTL, TGG, TTF, VOS, SGT, SZC, TCD, DAG, HAX, HBC, TNA, LGL, TCR, SJF TNI leo lên sắc tím.
Sóng nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán dâng cao, với, SSI VND, AGR đã leo lên sắc tím, AGP +5%, VDS +4,1%, ORS +3,9%, VCI +3,7, HCM +3,3%, VIX +3,1%, FTS +3%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,93 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 248,07 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/11: VN-Index tăng 16,38 điểm (+1,13%), lên 1.463,63 điểm; HNX-Index tăng 3,97 điểm (+0,89%), lên 448,6 điểm; UpCoM-Index tăng 1,07 điểm (+0,95%), lên 113,03 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall trải qua phiên thứ Hai đầu tuần (22/11) đảo chiều từ đà tăng mạnh trong phiên sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đề cử Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục lãnh đạo Fed để đóng cửa ở mức gần như không đổi.
Lĩnh vực ngân hàng thuộc S&P 500 tăng 2% sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt sau thông tin trên. Trong khi cổ phiếu Wells Fargo tăng hơn 3% thì cổ phiếu JPMorgan tăng 2,1%, còn cổ phiếu Morgan Stanley tăng gần 2,5%.
Gây áp lực là nhóm cổ phiếu công nghệ, với Amazon giảm 2,8%, Alphabet giảm 1,8%, Spotify giảm 5,6% và Netflix giảm 2,9%.
Kết thúc phiên 22/11, chỉ số Dow Jones tăng 17,27 điểm (+0,05%), lên 35.601,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,02 điểm (-0,2%), xuống 4.682,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 202,68 điểm (-1,26%), xuống 15.854,76 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày tạ ơn lao động.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, nhờ triển vọng Trung Quốc sẽ giảm chi phí lãi vay và hỗ trợ các công ty nhỏ, trong khi cổ phiếu bất động sản hồi phục, sau khi các ngân hàng khơi thông các khoản vay cho các dự án bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,2% lên 3.589,09 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng nhẹ 0,02% lên 4.913,35 điểm.
Ngân hàng trung ương sẽ tăng cường cải cách lãi suất để giảm chi phí tài chính hơn nữa, Zou Lan, người đứng đầu thị trường tài chính tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nói trong một cuộc họp báo.
Cổ phiếu bất động sản tăng 1% so với mức giảm 4% trong phiên trước đó, sau khi có tin, một số ngân hàng Trung Quốc đã được các nhà quản lý tài chính yêu cầu cấp thêm các khoản vay cho các công ty bất động sản để phát triển dự án.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, bị đè nặng bởi những lo lắng kéo dài về lợi nhuận sụt giảm của các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,2%, xuống 24.651,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,14% xuống 8.827,67 điểm.
Chỉ số Công nghệ mất 1,4%, trong đó Alibaba giảm 3%, sau khi cắt giảm dự báo tăng trưởng doanh thu trong năm nay do cạnh tranh gia tăng và các quy định khắt khe từ Bắc Kinh.
Chỉ số phụ chăm sóc sức khỏe giảm 2,4%, trong đó Wuxi Biologics giảm 4,2%, kéo chỉ số Hang Seng giảm 31 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi giới đầu tư đặt cược vào việc Fed sẽ thắt chặt chính sách sớm hơn dự kiến.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,53% xuống 2.997,33 điểm.
Cổ phiếu của gã khổng lồ chip Samsung Electronics tăng 0,53%, trong bối cảnh có báo cáo rằng địa điểm đặt nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ USD của họ ở Mỹ sẽ là Texas, mặc dù Tập đoàn cho biết chưa có quyết định cuối cùng.
Các công ty cùng ngành là SK Hynix giảm 0,42%, trong khi các cổ phiếu lớn khác là LG Chem và Naver cũng giảm lần lượt 3,27% và 2,44%.
Kết thúc phiên 23/11: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,01 điểm (+0,20%), lên 3.589,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 299,76 điểm (-1,20%), xuống 24.651,58 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 15,92 điểm (-0,53%), xuống 2.997,33 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng bắt đầu giảm trích lập rủi ro
Chi phí dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong quý III đã giảm so với quý II khi một số ngân hàng lớn, có chất lượng tài sản tốt, bắt đầu giảm trích lập...
- Nguy cơ chìm trong sóng đầu cơ
Quan điểm “cổ phiếu tốt là cổ phiếu tăng giá” dẫn dòng tiền tiếp tục vào nhóm cổ phiếu đầu cơ, bất chấp các cảnh báo rủi ro từ giới chuyên gia...
- Tiền nóng “thổi” cổ phiếu nhỏ và những bài học chưa cũ
Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ giúp nhiều cổ phiếu chinh phục thành công mệnh giá sau nhiều năm nằm sâu ở vùng dưới 5.000 đồng/cổ phiếu...
- Giữ tư duy đầu tư không lạc lối
Kỷ lục về thanh khoản tiếp tục được lập trong phiên cuối tuần trước khi giá trị khớp lệnh trên 3 sàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tương đương với gần 2,5 tỷ USD, đưa TTCK Việt Nam đứng đầu về giá trị giao dịch trong tương quan với các TTCK khu vực cùng phiên này...
- Các vấn đề về tắc nghẽn chuỗi cung ứng có dấu hiệu giảm bớt
Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đang bắt đầu giảm bớt, nhưng các giám đốc điều hành vận chuyển, sản xuất và bán lẻ nói rằng họ không mong đợi sự trở lại hoạt động bình thường hơn cho đến năm 2022...
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy