Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 31/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giữ nguyên chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 68,10– 68,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 12,9 USD/ounce lên 1.932,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và rung lắc nhẹ quanh 1.930 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 98,18 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.100 đồng/USD, giảm 35 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 – 22.980 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 47.300 USD, thì sang ngày hôm nay đã thêm một phiên gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 6,37 USD (-5,91%), xuống 101,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 6,58 USD (-5,80%), xuống 106,87 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Cổ phiếu VNM "gánh" VN-Index, sức ép với các cổ phiếu đầu cơ chưa dứt
Thị trường bước vào phiên chiều với sức ép gia tăng khiến số mã giảm trên bảng điện từ lấn át, VN-Index giảm dần về dưới tham chiếu và phải nhờ tới sức bật từ VNM mới giúp chỉ số nảy nhẹ trở lại sắc xanh khi đóng cửa.
Kết thúc tháng 3, VN-Index chỉ nhích hơn 2 điểm và trong quý I/2022, chỉ số này giảm hơn 6 điểm.
Cổ phiếu VNM phiên này là điểm tựa chính,khi đóng góp tới hơn 2,6 điểm tích cực cho VN-Index với mức tăng 6,2% khớp lệnh hơn 9,65 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ phiên 22/9/2021.
Ở chiều ngược lại, HQC JVC, MCG, DQC, MCG, UDC, LCM, HAR, VRC, CIG, NVT rơi về mức giá sàn.
Tương tự là bốn cổ phiếu họ FLC AMD, HAI và FLC và ROS cũng tương tự, với số lượng dư bán sàn tại FLC là hơn 83,2 triệu đơn vị, ROS là 70,7 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,37 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 379,11 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3: VN-Index tăng 1,64 điểm (+0,11%), lên 1.492,15 điểm; HNX-Index giảm 1,58 điểm (-0,35%), xuống 449,62 điểm; UpCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,14%), lên 117,04 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên ngày thứ Tư (30/3), do e ngại về đường cong lãi suất đảo ngược và những dấu hiệu suy yếu về tiến trình đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga.
Thị trường phản ứng khá tiêu cực với tin tức, các lực lượng Nga đã bắn phá ngoại ô Kyiv và một thành phố bị bao vây ở miền bắc Ukraine, một ngày sau khi hứa sẽ giảm quy mô hoạt động.
Nhà đầu tư cũng chú ý đến thị trường trái phiếu, khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm, sau khi đảo ngược vào ngày thứ Hai lần đầu tiên kể từ năm 2016, và chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm gần bị đảo ngược vào ngày thứ Ba, tín hiệu gây ra những lo ngại nhất định về suy thoái kinh tế.
Kết thúc phiên 30/3, chỉ số Dow Jones giảm 65,38 điểm (-0,19%), xuống 35.228,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 29,15 điểm (-0,63%), xuống 4.602,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 177,36 điểm (-1,21%), xuống 14.442,27 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, và ghi nhận quý tồi tệ nhất trong hai năm, khi các nhà đầu tư chốt lời trong đợt tăng giá trong tháng này.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,73% xuống 27.821,43 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,08% xuống 1.946,40 điểm.
Trong tháng 3 này, chỉ số Nikkei 225 tăng 4,88%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2020.
Trong quý I/2022, chỉ số Nikkei 225 mất 3,37%, mức giảm lớn nhất kể từ quý kết thúc vào tháng 3/2020, khi các nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên chứng kiến sự bùng phát của Covid-19.
Hôm thứ Năm, cổ phiếu Recruit Holdings có tác động lớn nhất đến chỉ số Nikkei 225, giảm 3,75%, tiếp theo là SoftBank giảm 1,3% và Drugmaker Chugai Pharmaceutical mất 2,13%.
Các công ty vận tải biển tăng 5,21%, dẫn đầu 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, tiếp theo là các nhà sản xuất giấy và bột giấy, tăng 0,99%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động trong lĩnh vực nhà máy và dịch vụ của nước này giảm mạnh trong tháng 3, làm gia tăng lo ngại về tác động đối với nền kinh tế do các biện pháp phong tỏa để kiềm chế dịch Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,44% xuống 3.252,20 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,74% xuống 4.222,60 điểm.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đồng loạt giảm trong tháng 3, mức giảm lần đầu tiên kể từ đỉnh điểm bùng phát Covid-19 tại nước này vào năm 2020.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại do chính quyền hạn chế sản xuất và đi lại ở nhiều thành phố, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến, để dập dịch Covid-19 mới bùng phát.
Phiên này, cổ phiếu chất bán dẫn giảm 2,5%, các công ty du lịch giảm 2,1% và cổ phiếu năng lượng mới giảm 3,2%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi cổ phiếu công nghệ và nhóm cổ phiếu của Trung Quốc niêm yết tại phố Wall bị đẩy lùi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,06% xuống 21.996,85 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,1% xuống 7.525,89 điểm.
Tại Hồng Kông, cổ phiếu của Baidu giảm 3,2% sau khi Mỹ thêm gã khổng lồ công cụ tìm kiếm này và bốn công ty khác vào nhóm các cổ phiếu mới nhất có khả năng bị hủy niêm yết tại phố Wall.
Cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết cả Trung Quốc và Mỹ đều sẵn sàng giải quyết các tranh chấp về kiểm toán và kết quả phụ thuộc vào sự khôn ngoan của cả hai bên.
Chỉ số Công nghệ giảm 1,4%, với các gã khổng lồ internet Alibaba Group, Tencent Holdings và Meituan giảm từ 1,6% đến 2,8%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ và kết thúc tháng 3 tăng khoảng 2% với hy vọng áp lực lạm phát giảm bớt, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cân nhắc giải phóng 180 triệu thùng dầu.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 10,91 điểm, tương đương 0,40% lên 2.757,65 điểm.
Chỉ số này đạt mức tăng trong tháng 3 là 2,17%, nhưng giảm 7,39% trong quý đầu tiên của năm 2022, mức giảm mạnh nhất trong hai năm.
Kết thúc phiên 31/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 205,82 điểm (-0,73%), xuống 27.821,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,39 điểm (-0,44%), xuống 3.252,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 235,18 điểm (-1,06%), xuống 21.996,85 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 10,91 điểm (+0,40%), lên 2.757,65 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lạm phát tăng có nên thắt chặt chính sách tiền tệ?
Áp lực lạm phát toàn cầu đang gia tăng và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có xu hướng thắt chặt. Tuy nhiên, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát tại Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát.
- Dò sóng cổ phiếu công nghệ
Sau một năm thăng hoa, cổ phiếu ngành công nghệ được kỳ vọng tiếp tục đi lên nhờ xu hướng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ.
- Thủy điện đang lợi thế
Các doanh nghiệp ngành thủy điện đang có lợi thế hơn nhiệt điện và điện khí nên dự báo có thêm một năm lãi tốt..>> Chi tiết
- Chính quyền Biden cân nhắc giải phóng 180 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược
Theo các nguồn tin cho biết hôm thứ Tư (30/3), chính quyền Biden đang xem xét giải phóng 180 triệu thùng dầu trong vài tháng tới từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) khi Nhà Trắng cố gắng làm giảm giá nhiên liệu..
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy