Thông tin được nêu ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai năm 2019 của Tổng cục phòng chống thiên tai, diễn ra sáng 20/12 tại Hà Nội.
Năm 2018, các loại hình thiên tai xảy ra khắp các vùng miền trên cả nước, nhưng với chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và sự chủ động tích cực của chính quyền địa phương các cấp, người dân đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bên cạnh đó, những tồn tại trong công tác phòng, chống thiên tai cho thấy khả năng chống chịu thiên tai của các thiết chế hạ tầng kinh tế còn thấp; Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân ở một số địa phương còn chưa chủ động; Thiệt hại do thiên tai gây ra còn lớn, việc khắc phục hậu quả ở một số địa phương còn chưa kịp thời; Việc cảnh báo, dự báo chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới…
Trung tướng Ngô Quý Đức, Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn nêu ý kiến: “Trên cả nước hiện có 359 hồ, đập có nguy cơ mất an toàn, đề nghị cần chỉ đạo địa phương có kế hoạch sơ tán dân. Kiểm tra các hồ, đập thì có làm kế hoạch và dự kiến các tình huống nguy cơ vỡ hồ, sự cố đập nhưng mà xuống các Ban chỉ huy Quân sự huyện hỏi có kế hoạch sơ tán không thì lại không có, nghĩa là ở dưới không biết. Như vậy chúng ta làm chưa hiệp đồng với nhau nhất là ở cấp huyện, hỏi ngập là chịu không có kế hoạch sơ tán dân. Nếu xảy ra sự cố như đập thủy điện ở Lào thì dân không biết thế nào để phòng, tránh”.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, tình hình thiên tai năm 2018 diễn ra bất thường so với giai đoạn 10 năm trở lại đây. Cụ thể là mưa, lũ sớm và rất lớn ở miền núi phía Bắc đã làm 32 người chết; Tháng 8 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện lũ sớm; Diễn biến phức tạp của bão số 9 vào tháng 11 vừa qua khi hướng vào các tỉnh, thành phố ở Nam Trung bộ…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Tổng cục phòng chống thiên tai tiếp tục triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai với trọng tâm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
“Thiên tai cũng như những cơn bão lớn, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ đồng chí Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo cùng lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan sát sao chỉ đạo trong ứng phó, khắc phục hậu quả. Qua đó đã tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội. Ứng phó thiên tai không thể nói đến nhiều kinh phí, nhiều tiền chưa chắc đã là hiệu quả, không thể chống lại thiên tai.
Bốn tại chỗ vẫn là phương châm rất hiệu quả cho bất kỳ dạng hình thiên tai nào, quy mô lớn hay nhỏ. Vấn đề này phải tiếp tục rút kinh nghiệm và tổng kết để khi triển khai ngày một hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Xuân Cường nói.
Năm 2019, Tổng cục phòng chống thiên tai tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình, đề án trong ứng phó thiên tai. Nâng cao năng lực ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai…
Theo VOV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy