Là một hoạt động kinh tế bình thường nhưng trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Bởi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vừa mở ra cơ hội thu hút cả dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII), vừa hấp dẫn các luồng đầu tư khác thông qua M&A.
“Tái cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi một mặt vừa phải xử lý những dự án, doanh nghiệp (DN) yếu kém, thua lỗ, nhưng năng lực sản xuất dư thừa, mặt khác vẫn phải tạo ra năng lực sản xuất mới. Và hoạt động M&A được xem là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho cả hai quá trình này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định ngay tại Diễn đàn M&A thường niên vừa diễn ra ở TPHCM.
Không ngần ngại “quảng bá” cho các lĩnh vực mà Việt Nam muốn kêu gọi vốn đầu tư, người đại diện Chính phủ cho hay hiện tại Việt Nam có 5 lĩnh vực đang tái cơ cấu, gồm 3 lĩnh vực “truyền thống” là Tài chính - ngân hàng, Doanh nghiệp Nhà nước, Đầu tư công; cùng 2 lĩnh vực mới được bổ sung thêm là Cơ cấu lại thu chi ngân sách - đảm bảo ổn định nợ công và Cơ cấu lại hệ thống đơn vị sự nghiệp.
Trong đó, ở lĩnh vực Tài chính - ngân hàng, Việt Nam khuyến khích M&A các tổ chức tín dụng (TCTD) nhỏ thành các ngân hàng thương mại (NHTM) có quy mô lớn hơn. Ngoài ra, Chính phủ sẽ bán và chuyển giao bắt buộc các NHTM yếu kém đã mua lại hoặc đang được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. “Sắp tới, Việt Nam sẽ hết sức hạn chế, có thể nói là không cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhưng vẫn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua và sở hữu ngân hàng yếu kém”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin.
Các công ty chứng khoán, quỹ tín dụng nhân dân và khoảng 36-38 công ty tài chính thuộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng nằm trong diện phải tái cơ cấu lại và rất cần sự tham gia từ nhà đầu tư bên ngoài.
Ngoài ra, những khoản đầu tư hấp dẫn hơn từ các NHTM nhà nước lớn cũng dần được hé lộ qua chủ trương Chính phủ sẽ tiếp tục thoái bớt vốn nhà nước tại các nhà cho vay đã được IPO từ nhiều năm trước.
Thật vậy, mặc dù thời gian qua đã có tới hơn 95% DNNN đã được cổ phần hóa nhưng tổng số vốn nhà nước được bán ra mới khoảng 8%. Do đó, dư địa trong lĩnh vực này chính là “miếng bánh” khó cưỡng với đông đảo nhà đầu tư.
Với các nhà đầu tư, M&A tại Việt Nam sẽ ngày càng thuận lợi. Có thể thấy rõ thông điệp này khi người đại diện Chính phủ tại Diễn đàn khẳng định Việt Nam vẫn ưu tiên củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, với lạm phát thấp, tỉ giá và lãi suất ổn định. Song song đó là các hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thể chế như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh (Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Các Tổ chức tín dụng, Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu...).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy