Tin liên quan
Truông Bồn, địa danh đã trở thành huyền thoại, chứng tích hào hùng, bất hủ ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20.
Đây là nơi có tuyến đường độc đạo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, kết nối các huyết mạch giao thông của ta chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Phát hiện được vị trí chiến lược của Truông Bồn nên từ năm 1964 – 1968, đế quốc Mỹ đã không tiếc bom đạn hủy diệt hòng cắt đứt mạch máu giao thông này của ta.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trồng cây tại khu di tích Truông Bồn
Trong cuộc chiến đấu sinh tử này, hàng nghìn cán bộ chiến sỹ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ đã hy sinh hoặc bị thương. Đặc biệt là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sỹ thanh niên xung phong là những “cọc tiêu sống” của Tiểu đội thanh niên xung phong thuộc Đại đội 317 ngày 31/10/1968.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh trên “Tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn hôm nay là biểu tượng lịch sử của thanh niên xung phong trên quê hương Xô Viết Anh hùng, nơi hội tụ linh hồn của 1240 anh hùng liệt sỹ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Truông Bồn hôm nay và mai sau, mãi mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ, như là lời ru của dân tộc để linh hồn các anh, các chị yên giấc ngàn thu. Cuộc đời và sự nghiệp của các anh, các chị mãi mãi là tâm gương soi sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình ghi sổ vàng lưu niệm
“Đời đời nhớ ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ Truông Bồn đã cống hiến, hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng tôi luôn cầu mong cho các anh, các chị ở nơi chín suối luôn được thanh thản, siêu thoát và phù hộ độ trì cho dân tộc, cho đất nước ngày càng thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc. Kính viếng hương hồn các anh, các chị” – Thống đốc viết vào Sổ vàng lưu niệm sau khi cùng các lãnh đạo của tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm.
Nhằm tôn vinh chiến công, sự đóng góp hy sinh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Quyết định xây dựng Khu di tích lịch sử Truông Bồn với nguồn kinh phí xã hội hóa.
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ cán bộ trẻ hôm nay và mai sau, ngành Ngân hàng đã tham gia hỗ trợ 83 tỷ đồng xây dựng các công trình tại Khu di tích. Đây là món quà rất có ý nghĩa nhằm tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh cống hiến trọn đời mình làm nên một Truông Bồn huyền thoại, vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Nên đọc
Theo Thời Báo Ngân Hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy