Tin liên quan
Ảnh minh họa (Internet)
Ngày 1/6, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 06/2015/TT-NHNN quy định một số điểm liên quan đến việc xử lý các trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại các tổ chức tín dụng.
Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD) phải phối hợp với cổ đông, nhóm cổ đông liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu vượt giới hạn đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2015 tỷ lệ sở hữu của cổ đông, nhóm cổ đông liên quan tại các TCTD tuân thủ theo quy định (trừ trường hợp được Thủ tướng cho phép hoặc xử lý theo phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt).
Sau thời hạn trên, nếu các trường hợp này không khắc phục được, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như không chấp thuận nhân sự liên quan dự kiến bầu vào cơ cấu nhân sự cao cấp của tổ chức tín dụng đó; không cho phép nhận cổ tức bằng tiền mặt (nếu có) đối với số cổ phần nắm giữ vượt giới hạn…
Đồng thời, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan của các cổ đông đó.
Thông tư 06 là bước tiếp theo triển khai các biện pháp và lộ trình xử lý tình trạng cổ đông sở hữu cổ phần vượt quá giới hạn tại các tổ chức tín dụng mà dễ dẫn đến khả năng thao túng và gây rủi ro liên quan.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 36 với những quy định cụ thể về nội dung này.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện vẫn có 5/33 ngân hàng TMCP có cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn điều lệ; có 5/33 ngân hàng TMCP là tổ chức sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 15% vốn điều lệ; có 8/33 ngân hàng TMCP có nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 20% vốn điều lệ.
Liên quan đến vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng, mới đây, báo cáo trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến cuối năm 2014 chỉ còn 3 cặp ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau (giảm 3 cặp so với năm 2012); sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn điều lệ của hệ thống.
Thống đốc Bình đánh giá, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các tổ chức tín dụng vẫn nỗ lực cải thiện năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy