Tin liên quan
Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ tiến hành thu phí từ tháng 7/2015, với mức phí áp dụng là 1.500 đồng/Km/PCU (Ảnh minh họa/nguồn: vov.vn)
Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam kết nối Thành phố Hà Nội với các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận; là một phần của đường Quốc lộ 1 trùng với đường cao tốc Bắc Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ được hoàn thành đầu tư xây dựng vào năm 2018.
Tuyến đường được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2002 với quy mô đường cấp I đồng bằng đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác cũng như có nguy cơ mất an toàn giao thông.
Theo Bộ GTVT, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp không thể bố trí để đầu tư nâng cấp mở rộng, nên Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ cho phép đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc theo hình thức BOT.
Dự án có điểm đầu tại Km182+300 (vị trí nút giao Pháp Vân giao giữa đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 của Hà Nội); Điểm cuối tại Km211+256 (tại Km211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình); Dự án đi qua địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội; tổng chiều dài khoảng 29Km.
Trên cơ sở đề xuất thực hiện Dự án theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Nexco Central (Nhật Bản) thực hiện để đáp ứng tính cấp thiết của Dự án.
Nhằm đảm bảo tính khả thi của Dự án, trên cơ sở ý kiến của Nexco Central, Bộ GTVT đã báo cáo cho triển khai làm 2 giai đoạn và tiến hành thu phí ngay sau khi hoàn thành giai đoạn 1 (trong năm 2015) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Dự án dự kiến sẽ được Nexco Central triển khai Giai đoạn 1 đầu tư nâng cấp đường hiện hữu thành đường cao tốc quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng xe khẩn cấp.
Giai đoan 2 đầu tư mở rộng thêm 2 làn xe cơ giới và hoàn thiện đường gom 2 bên; Tổng mức đầu tư (TMĐT) dự án là 8.475 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 TMĐT là 1.957 tỷ đồng; giai đoạn 2 TMĐT là 6.518 tỷ đồng; Thời gian xây dựng: Giai đoạn 1 triển khai đầu tư Quý IV/2013 và hoàn thành năm 2015; giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2023; Thời gian kinh doanh, chuyển giao công trình: 24,5 năm.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tính toán, Nexco Central đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ toàn bộ chi phí GPMB, không ràng buộc thực hiện giai đoạn 2 (mở rộng 6 làn xe). Đề nghị này không được chấp thuận do không phù hợp với các tiêu chí của dự án. Ngày 22/11/2013, Nexco Central đã có thư thông báo quyết định không tiếp tục tham gia dự án.
Sau khi phía Nhà đầu tư Nhật Bản không tham gia, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn Nhà đầu tư trong nước để triển khai Dự án. Sau khi xem xét, Nhà đầu tư được lựa chọn là Liên danh Cienco1 - Minh Phát - Phương Thành được lựa chọn do đáp ứng yêu cầu đề ra. Phương án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước có nhiều ưu điểm về mặt tiến độ, kinh phí và đặc biệt không phải bố trí vốn Ngân sách cho công tác GPMB mà do nhà đầu tư tự thu xếp.
Tháng 7/2014, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Nhà đầu tư tiến hành khởi công dự án. Nhà đầu tư đã huy động đủ vốn (vốn chủ sở hữu và vốn vay) để triển khai dự án.
Thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn 1 (theo Hợp đồng): thi công từ Quý III năm 2014 đến Quý IV/2015. Tuy nhiên, trên cơ sở tình hình thực tế và tính cấp bách của Dự án, Nhà đầu tư đã huy động nhân lực thiết bị và tài chính tập trung triển khai thi công để hoàn thành sớm hơn kế hoạch, rút ngắn tiến độ so với Hợp đồng ký kết khoảng 06 tháng (quý IV/2015).
Đến nay, Dự án cơ bản đã hoàn thành các hạng mục chính. Dự kiến Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước 30/6/2015.
Dự án sau khi nâng cấp hoàn thành giai đoạn 1 sẽ áp dụng hình thức thu phí kín, như các tuyến đường cao tốc khác tại Việt Nam.
Mức phí áp dụng là 1.500 đồng/Km/PCU, mức phí trên được tính toán theo các quy định của pháp luật và đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của Dự án. Mức thu phí của dự án này tương tự như một số dự án: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai… Mức phí này được tính toán và áp dụng cho cả giai đoạn 2 sau khi hoàn chỉnh 6 làn xe.
Dự kiến, Dự án sẽ bắt đầu thu phí từ tháng 7/2015 sau khi được sự cho phép của Cơ quan thẩm quyền, kể từ ngày hoàn thành thi công giai đoạn 1.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan và UBND thành phố Hà Nội về Thông tư thu phí trên cơ sở nội dung trình của Bộ GTVT.
Ngày 7/4, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45 về Quy định mức phí, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội.
Thiên Di
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy