Ngày 12/4, tại đền thờ Lê Hoàn ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội Lê Hoàn năm 2019 - kỷ niệm 1014 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, tức Hoàng đế Lê Đại Hành (8/3 năm Ất Tị 1005 – 8/3 năm Kỷ Hợi 2019). Đồng thời đón bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn và công bố quyết định công nhận điểm du lịch Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân.
Lễ hội Lê Hoàn tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Đền thờ Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân có phong cách kiến trúc đền thờ truyền thống của người Việt và nghi lễ bài trí gắn liền với tâm thức cổ truyền. Giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Đền thờ Lê Hoàn là nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Công, có hệ vì kèo đặc trưng, giá chiêng, chồng rường, con nhị, kèo góc làm theo lối dầm đỡ chống nóc, tạo nên một sự liên kết vững chắc đối với các vì, cũng như tổng thể ngôi nhà với những bức chạm thủng, chạm nổi, chạm bong, tinh xảo, thể hiện tư duy thẩm mỹ cao của những nghệ nhân tài hoa. Đền thờ còn bảo tồn được những tài liệu, hiện vật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa.
Tấm bia thờ người anh hùng dân tộc Lê Hoàn
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đồng thời, Cục Di sản văn hóa cũng đã công bố quyết định trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt – di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn.
Lê Hoàn sinh ra và lớn lên tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) trong bối cảnh đất nước bị các thế lực địa phương nổi lên và cát cứ gây loạn 12 sứ quân. Lê Hoàn sớm gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và được giao 2.000 quân sĩ đánh dẹp 12 sứ quân và được phong giữ chức Thập đạo tướng quân. Vào năm Kỷ Mão (979), triểu đình Nhà Đinh xảy ra biến loạn, đứng trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc, với tầm nhìn sâu rộng và tư tưởng chọn người đứng đầu trí dũng song toàn, và được sự đồng thuận của ba quân tướng sĩ, Dương Thái Hậu đã lấy long cổn mặc cho Thập đạo tướng quân, kiêm phó vương nhiếp chính.
Với tài thao lược kiệt xuất, Lê Hoàn đã lãnh đạo quân dân vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, đánh tan cuộc xâm lược quy mô của triều đình nhà Tống, giữ yên bờ cõi, mang lại bình yên cho đất nước.
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Lê Hoàn đã đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lấy miếu hiệu là Lê Đại Hành Hoàng Đế, mở ra triểu đình Tiền Lê hiển hách, để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử hàng năm năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy