Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư, nằm trên địa phận 6 xã (nay là 5 xã Thạch Hải, Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc) thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dự án này còn tồn tại nhiều vấn đề. Theo Bộ KH-ĐT, việc chấm dứt hoạt động dự án là tối ưu bởi dự án không đảm bảo điều kiện để tiếp tục triển khai.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê phải có đánh giá khoa học, khách quan, có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến xã hội, đời sống người dân... Việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hơi.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đang xuất hiện các ý kiến trái chiều giữa lợi ích kinh tế từ dự án và quy hoạch phát triển du lịch, đời sống người dân. Thời gian tới, cần có sự tính toán theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể để lựa chọn hướng đi phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc, khảo sát tại dự án mỏ sắt Thạch Khê (Ảnh N.T)
Sau khi đánh giá, nếu có lợi thì tổ chức triển khai dự án, nếu chưa có lợi thì dừng lại và tiếp tục nghiên cứu.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đề cập đến một số vấn đề tồn tại của dự án, trong đó có việc chưa đủ điều kiện tin cậy để khai thác. Việc khai thác xuống độ sâu -145m có thể xảy ra thảm họa bất ngờ gây tụt bờ moong mỏ.
Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Mỏ có trữ lượng quặng trên 544 triệu tấn, được coi là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 1/2 trữ lượng quặng sắt cả nước. Thời gian tồn tại của mỏ là 52 năm.
Tháng 9/2009, TIC chính thức khởi động dự án bằng việc thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ. Theo đánh giá, có khoảng 7.000 hộ dân (27.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.
Đoàn công tác đã đến khảo sát tại khu vực moong mỏ sắt Thạch Khê (xã Thạch Khê) và bãi tắm biển Thạch Hải, xã Thạch Hải. (Ảnh N.T)
Đến tháng 11/2011, dự án phải tạm dừng do tồn tại nhiều vấn đề liên quan, trong đó cần thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và đánh giá tác động.
Bộ Tài nguyên & Môi trường đánh giá, dự án chưa có giải pháp xử lý khi gặp hang động ngầm thông biển, hang caster, dẫn đến không thể khai thác giai đoạn 1 và bổ sung nghiên cứu, cập nhật điều kiện khai thác.
Dự án có nhiều nguy cơ gây tụt nước ngầm, sa mạc hóa, đổ nước thải ra biển gây ô nhễm… Quá trình vận chuyển sản phẩm dự án bằng đường bộ khó khả thi, gây ô nhiễm trong khi khu vực mỏ là biển ngang, chưa có chi phí xây dựng cảng.
Ngoài ra, dự án cũng ảnh hưởng đến phát triển du lịch - đô thị biển hiện hữu, ảnh hưởng đến môi trường, thủy hải sản, việc làm, đời sống người dân.
Tác giả: Thiện Lương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy