Anh Nguyễn Ánh Dương (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) - 1 trong 5 giáo viên thắng kiện trong vụ tranh chấp hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (xã Krông Búk, huyện Krông Pắc) cho biết, đến nay vẫn chưa được bồi thường dù bản án đã có hiệu lực pháp luật từ lâu.
Anh Dương nguyên là giáo viên dạy môn Hóa học, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai từ năm 2012. Đến tháng 1/2017, nhà trường bất ngờ ra thông báo không phân công nhiệm vụ dạy, không trả lương nhưng lại không khóa sổ bảo hiểm.
Các thầy cô giáo đã theo vụ kiện suốt nhiều năm qua
Không riêng anh Dương, 4 đồng nghiệp trong trường cũng bị rơi vào tình trạng trên gồm: Thầy Nguyễn Tuấn Anh (nguyên giáo viên môn Tin học), chị Trịnh Thị Bích Hạnh (nguyên giáo viên môn Hóa học); chị H'Dim Niê K’dăm (nguyên giáo viên Sinh học) và thầy Lương Văn Chinh (nguyên giáo viên môn Tin học).
Anh Dương cho rằng giáo viên đều được UBND huyện Krông Pắc ký quyết định tuyển dụng từ năm 2013-2015. Sau đó, cả 5 thầy cô giáo được nhà trường ký HĐLĐ không xác định thời hạn, không vi phạm kỷ luật, có nhiều bằng khen trong suốt quá trình công tác...
Chiều 20/1/2017, nhà trường mời giáo viên lên ký lại hợp đồng thời vụ và mỗi người chỉ còn được nhận 1 triệu đồng/tháng. Anh Dương và 4 đồng nghiệp trên không chấp nhận, sau đó bị trường đơn phương chấm dứt hợp đồng từ tháng 8/2017.
Thời điểm trên, cô giáo Nguyễn Thị Bình (giáo viên Trường THCS Ea Kly, huyện Krông Pắc) cũng bị nhà trường chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định.
Sau đó, 6 thầy cô này đã nộp đơn khởi kiện ra tòa thành 2 vụ án tranh chấp hợp đồng lao động. Trong năm 2021 và 2022, TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã xét xử tranh chấp HĐLĐ giữa nguyên đơn là 6 giáo viên và bị đơn là Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THCS Ea Kly và UBND huyện Krông Pắc.
Theo đó, HĐXX tuyên án, buộc các bị đơn liên đới trả cho 6 giáo viên hơn 1,4 tỉ đồng, cùng với tiền lãi suất.
Dù bản án đã có hiệu lực nhưng đến nay chưa được thi hành. Nhiều giáo viên phải đi làm "thợ đụng" hoặc làm nông để kiếm sống qua ngày.
Tháng 10/2023, UBND huyện Krông Pắc đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Tài chính đề nghị bổ sung hơn 2,1 tỉ đồng để chi trả cho giáo viên chấm dứt HĐLĐ tại Trường THCS Ea Kly và Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Tài chính, UBND huyện Krông Pắc phải tự lo nguồn kinh phí để bồi thường.
Như Tiền Phong đã đưa tin, do các đời lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk đã đặt bút ký ồ ạt, khiến huyện này dôi dư khoảng 500 giáo viên (trong đó, năm 2015 đã bổ nhiệm thừa 27 phó hiệu trưởng). Liên quan đến vụ việc nêu trên, năm 2018, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Lắk đã kỷ luật khiển trách các ông Nguyễn Thành Dũng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắc và ông Y Suôn Byă, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc. UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Sỹ Kỷ, khi ông này đang giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk (nay đã nghỉ hưu). |
Tác giả: Huỳnh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy