Trong tuyên bố chung 38 điểm, lãnh đạo các nước thành viên NATO khẳng định đoàn kết trong khối đồng thời khẳng định NATO tiếp tục là diễn đàn xuyên Đại Tây Dương quan trọng và không thể thiếu nhằm tham vấn, phối hợp và hành động trước mọi vấn đề liên quan tới an ninh tập thể và của mỗi nước.
Các đồng minh NATO khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện ba nhiệm vụ cốt lõi của khối bao gồm răn đe và phòng thủ, ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng, và an ninh hợp tác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, phu nhân Jill Biden, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và phu nhân Ingrid Schulerud đứng cùng các đồng minh và đối tác NATO khác trong buổi lễ trước bữa tối tại Nhà Trắng trong hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington, Mỹ, ngày 10/7/2024. Ảnh: Reuters
Đối với Ukraine, các nước NATO dự định sẽ viện trợ quân sự cho nước này hơn 43 tỷ USD trong năm tới đồng thời cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine trên chặng đường không thể đảo ngược hướng tới hội nhập khu vực châu Âu - Đại Tây Dương bao gồm quy chế thành viên của NATO. Tuyên bố chung tái khẳng định NATO sẽ đưa ra lời mời Ukraine gia nhập khối khi các đồng minh đồng ý và mọi điều kiện được đáp ứng. Các nước thành viên cũng quyết định NATO sẽ tiếp quản hầu hết các hoạt động điều phối thiết bị quân sự và huấn luyện cho Ukraine từ liên minh do Mỹ đứng đầu.
Tuyên bố chung lên án các tuyên bố hạt nhân của Nga bao gồm thông báo triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus, tuy nhiên, các nước thành viên NATO cũng bày tỏ sẵn sàng duy trì các kênh liên lạc với Nga nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa leo thang.
Đối với Trung Quốc, tuyên bố Washington chỉ trích Bắc Kinh trợ giúp Nga trong cuộc xung đột với Ukraine đồng thời nhấn mạnh các thách thức mang tính hệ thống từ Trung Quốc đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. Tuyên bố chung cũng bày tỏ quan ngại về năng lực phát triển không gian của Trung Quốc, đề cập tới việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân và kêu gọi nước này tham gia các cuộc đàm phán giảm rủi ro chiến lược.
Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với NATO và cho rằng các diễn biến ở khu vực này ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. NATO trong thời gian qua đã tăng cường hợp tác với các đối tác châu Á - Thái Bình Dương bao gồm thông qua hỗ trợ cho Ukraine và phòng thủ không gian mạng. Các nước thành viên NATO sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo các nước Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu ngày 11/07 (theo giờ Mỹ) nhằm thảo luận các thách thức và hợp tác an ninh.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh NATO sẽ răn đe và phòng thủ trước mọi mối đe dọa trên không và tên lửa bằng cách củng cố khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp. NATO cam kết sẽ thực hiện mọi bước cần thiết nhằm đảm bảo sự tin cậy, tính hiệu quả, an toàn và an ninh của sứ mệnh răn đe hạt nhân.
Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO sẽ được tổ chức tại The Hague, Hà Lan vào tháng 6 năm sau.
Tác giả: PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy