Cùng với Phần Lan, Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào giữa năm 2022. Tuy nhiên, tiến trình tưởng như dễ dàng này đã trở nên trắc trở do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Phát biểu sau cuộc thảo luận, người đứng đầu NATO cho biết nhà lãnh đạo Hungary đã thể hiện “sự ủng hộ rõ ràng” đối với Thụy Điển. Trong khi đó, Thủ tướng Viktor Orban cam kết thúc đẩy Quốc hội nước này thông qua “ngay khi có cơ hội đầu tiên” tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.
Cờ Thụy Điển và cờ Phần Lan cạnh biểu tượng NATO.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc phê chuẩn, mọi sự chú ý đều đổ dồn về phía Hungary và Thủ tướng theo đường lối bảo thủ Viktor Orban. Nhà lãnh đạo Hungary từ lâu đã hứa rằng nước này sẽ không phải là thành viên cuối cùng của NATO phê chuẩn yêu cầu gia nhập của Thụy Điển. Tuy nhiên, sự chấp thuận tại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 21/1 vừa qua đã đảo ngược những đảm bảo đó. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua hoan nghênh quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời hối thúc Hungary có bước đi tương tự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết: "Chúng tôi mong muốn Hungary hoàn tất quá trình phê chuẩn. Liên minh cần sẵn sàng chào đón Thụy Điển gia nhập mà không có thêm bất kỳ sự trì hoãn nào nữa. Chúng tôi hoan nghênh các bước đi mà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện vào đầu tuần này và mong muốn Tổng thống Erdogan nhanh chóng hoàn tất các quy trình.”
Quốc hội Hungary dự kiến sẽ họp vào cuối tháng 2 tới. Trong khi các đảng đối lập đều ủng hộ vấn đề Thụy Điển, thì đảng Fidesz cầm quyền chiếm đa số 2/3 trong Quốc hội lại phản đối.
Chính phủ Hungary hồi đầu tuần này đã đề xuất đàm phán với Thụy Điển. Trong khi Thủ tướng Ulf Kristersson chưa bình luận công khai về đề xuất, thì Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billström cho biết “không có lý do gì” để đàm phán với Hungary về vấn đề này. Ông đồng thời lưu ý, Hungary chưa đưa ra bất kỳ điều kiện nào để chấp nhận Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Cũng giống như Phần Lan, việc Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO hồi giữa năm ngoái là một thay đổi lớn trong lập trường “phi liên kết” vốn được coi là bản sắc địa chính trị của nước này trong suốt hàng thập kỷ qua. Triển vọng gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan sẽ cho phép NATO kiểm soát hiệu quả biển Baltic, cũng như củng cố khả năng phòng thủ của sườn phía Đông. Nga phản đối mạnh mẽ quyết định của Thụy Điển và Phần Lan. Theo điện Kemlin, động thái này ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh ở Bắc Âu- một trong những khu vực ổn định nhất trên thế giới.
Tác giả: Thu Hoài
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy