Trước đó, hãng tin 7 News của Australia đã đăng tải một bản tin video nêu rõ: "9 thành viên phi hành đoàn của một hãng hàng không bị bắt quả tang buôn lậu số lượng lớn tiền mặt trong một cuộc truy quét của cảnh sát tại sân bay Melbourne. 7 News dùng từ laundering (thường đi với cụm money laundering - rửa tiền) để nói về hành vi của các tiếp viên hàng không.
Theo quy định của Australia, mỗi người nước ngoài nhập cảnh hoặc rời khỏi nước này phải khai báo nếu mang theo số tiền AUD hoặc ngoại tệ với tổng giá trị quá 10.000 AUD. Người không khai báo có thể bị phạt bằng tiền hoặc chịu án tù.
Hiện vật của vụ việc (ảnh cắt từ clip).
Trả lời về vấn đề nêu trên, một lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho biết cơ quan này đang yêu cầu hãng bay báo cáo. Nhưng qua thông tin sơ bộ nắm được thì cảnh sát Australia có mời 9 tiếp viên của một hãng hàng không Việt Nam vào phỏng vấn và kiểm tra, phát hiện có số lượng tiền. Sau đó 8 người được bay về nước ngay trong ngày, một người về vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, vị lãnh đạo Cục Hàng không cũng thông tin: “Sơ bộ cho thấy vụ việc không quá nghiêm trọng nên các tiếp viên được về nước và nhà chức trách Australia chưa có phản hồi gì với nhà chức trách Việt Nam. Có thể chỉ là kiểm tra hành chính và nhắc nhở”.
Luật sư Hoàng Tùng trao đổi với PV Infonet về vụ việc.
Nhận định về vấn đề nêu trên, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản có được từ hành vi phi pháp, phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.
Hiểu đơn giản, rửa tiền chính là cách thức để hợp pháp hóa tài sản có được từ nguồn gốc phi pháp, không rõ ràng. Với đặc điểm và tính chất của hành vi, rửa tiền không chỉ được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, nó còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế (Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia)”.
Tiếp viên hàng không là một trong những nghề cần trải qua những vòng thi tuyển gắt gao cũng như các khóa đào tạo cả ở trong và ngoài nước để có thể nhận được chứng chỉ hành nghề.
Về quy định số tiền mặt tiếp viên quốc tế được mang theo trong mỗi lần bay hoặc số tiền tối đa các nước sở tại cho phép người nhập cảnh đem theo ắt hắt là một trong những vấn đề về lí thuyết các tiếp viên phải là người đầu tiên nắm rõ.
Đây là một vụ việc xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, cần phải đợi thêm những thông tin chính xác hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền tại Australia cũng như thông tin chính xác từ nhà chức trách Việt Nm.
Sau sự việc này, nhiều người quan tâm đặt ra câu hỏi, nếu tiếp viên hàng không của các hãng bay Việt có hành vi rửa tiền ở nước ngoài, thì sẽ xử lý như thế nào?
Theo luật sư Hoàng Tùng, trong trường hợp hành vi của tiếp viên cấu thành Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy đây là hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước ta nhưng theo quy định tại Điều 6 BLHS 2015, công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà BLHS quy định là tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp đó, các tiếp viên hàng không có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 324 BLHS 2015 về Tội rửa tiền. Mức phạt đối với tội danh này có thể là phạt tù có thời hạn từ 1 năm đến 15 năm, nếu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu trong luật của nước nơi phát hiện hành rửa tiền, cũng có quy định về Tội rửa tiền và có hình phạt là tù có thời hạn thì các tiếp viên có thể được dẫn độ. Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế - đây là một trong số những nội dung của hợp tác quốc tế chống tội phạm.
Dẫn độ tội phạm chỉ được thực hiện nếu theo luật của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, với thời hạn được xác định.
Nếu rơi vào trường hợp là tội phạm theo pháp luật Việt Nam nhưng nước phát hiện hành vi không quy định đó là hành vi phạm tội và bị phạt tù có thời hạn thì sẽ không được dẫn độ mà xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, luật sư Hoàng Tùng nêu quan điểm.
Tác giả: Tiến Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy