Dòng sự kiện:
Tiết lộ cực sốc về độ nguy hiểm của pháo Triều Tiên
08/05/2019 07:35:54
Nếu chiến tranh lại xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, trong những giờ đầu, chỉ cần sử dụng pháo truyền thống hoặc tên lửa đạn đạo là Triều Tiên đã có thể khiến 250.000 người thiệt mạng.

Trên đây là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo của Tập đoàn Rand 1/2019. Con số thương vong đó chỉ là ở thủ đô Hàn Quốc, và Mỹ gần như không thể làm gì với điều này.

Một màn bắn pháo kết hợp ở Wonsan của quân đội Triều Tiên. (Ảnh: KRT/AP)

Triều Tiên hiện có siêu pháo Koksan 170mm được coi là lá bài chính, không chỉ trong phòng thủ mà cả đe dọa hủy diệt thủ đô Seoul khi được triển khai ở gần khu phi quân sự (DMZ). Pháo này được lắp trên một xe tăng và bắn xa 60km theo bất kể hướng nào. Vì các pháo thủ hoạt động bên ngoài vũ khí này, trong khi lực lượng không quân khó có thể bảo vệ được họ nên Triều Tiên đã nghĩ ra một phương tiện tự nạp đạn sau khi khai hỏa.

Siêu pháo Koksan. (Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ)

Khoảng 10 triệu người sống trong tầm bắn phá tính từ DMZ phía Triều Tiên. Trong số này có dân số của thủ đô Seoul cùng hàng chục nghìn lính Mỹ và Hàn Quốc đóng chốt trên bán đảo. Hầu hết họ sống trong tầm bắn 40km của pháo Triều Tiên, nhưng Triều Tiên có một số loại thậm chí có thể bắn xa 200km, ảnh hưởng thêm 22 triệu người nữa. Đây quả thực là một bài toán khó cho việc bảo vệ Hàn Quốc và bảo vệ các lực lượng liên quân.

"Các dự đoán bảo thủ về một viễn cảnh tấn công đều tính đến hỏa lực ban đầu nhằm vào các mục tiêu quân sự, có thể dẫn đến thương vong rất lớn", hãng tin Business Insider dẫn lời tướng lục quân Mỹ Vincent Brooks, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. "Một cuộc tấn công lớn hơn nhằm vào dân thường sẽ dẫn đến thương vong hàng nghìn người và tiềm tàng ảnh hưởng đến hàng triệu người khác... chỉ trong 24 giờ đầu tiên".

Một cuộc tập trận pháo Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)

Triều Tiên có trong tay hàng nghìn khẩu pháo có thể bắn hàng chục nghìn quả đạn trong 10 phút tấn công. Siêu pháo Koksan 170 mang được cơ số đạn 12 viên trước khi có thể tự nạp tiếp. Vì các kho đạn cũng như các khẩu pháo dễ bị máy bay kẻ thù tấn công nên Triều Tiên đã xây hàng nghìn boongke dưới lòng đất gần DMZ để trữ đạn và chứa pháo.

Do vậy, ở loạt đạn mở đầu, pháo Triều Tiên có thể sử dụng chiến thuật mà các nhà hoạch định quân sự thường gọi là "bắn và chạy". Các khẩu pháo sẽ chạy ra khỏi boongke để nhả đạn xong lại quay về nơi trú ẩn để nạp đạn và chuẩn bị cho đợt bắn mới ngay sau đó. Điều này khiến cho hỏa lực của quân đồng minh khó lần theo dấu để tiêu diệt.

Theo VietNamNet

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến