Tin liên quan
Tại Việt Nam hiện nay có trên dưới 60 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Trong đó phải kể tới một số “ông lớn” như HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam, Hong Leong, Public Bank Berhad hay Woori Việt Nam.
Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thường có quy trình tuyển chọn nhân sự rất khắt khe, tuy nhiên đổi lại là mức thù lao đáng mơ ước mà bất cứ một nhân viên ngân hàng khối nội nào cũng phải thèm muốn.
Theo tài liệu của ANTT.VN, thu nhập bình quân của nhân viên Ngân hàng ANZ trong năm 2016 lên tới 70 triệu đồng. Để so sánh, lương thưởng trung bình của hai nhà băng khối nội cao nhất hiện nay là Vietcombank với Techcombank, lần lượt là 26,52 triệu đồng và 25 triệu đồng.
Mức lương “khủng” tương ứng với hiệu quả làm việc của nhân viên ANZ.
Mặc dù quỹ lương giảm từ 539 tỷ đồng xuống 475 tỷ đồng trong năm 2016, song việc cắt giảm 13% số lượng nhân sự (từ 653 người còn 568 người), thu nhập bình quân tháng của nhân viên ANZ vẫn nhích nhẹ từ 69 triệu đồng lên 70 triệu đồng.
Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, ANZ có quy mô ngang với một ngân hàng cỡ nhỏ ở Việt Nam, song quy mô nhân sự ít hơn hẳn (ví dụ KienlongBank: 2.200 người).
Trong năm 2016, khi mà các ngân hàng nội đua nhau tăng trưởng tín dụng, thì ANZ lại lặng lẽ thu hẹp hoạt động của mình.
Dư nợ tín dụng và dư nợ cho vay tổ chức tín dụng khác tại ngày 31/12/2016 lần lượt là 13.961 tỷ đồng và 18.951 tỷ đồng, giảm 14% và 18%, khiến tổng tài sản co về chỉ còn 39.065 tỷ đồng, thấp hơn 15% so với đầu năm.
Bên kia bảng cân đối kế toán, trong khi tiền gửi của khách hàng và tiền gửi, vay tổ chức tín dụng khác cũng theo đó giảm mạnh.
Việc không chạy theo xu thế tăng trưởng tín dụng khiến thu nhập lãi thuần của ANZ bị ảnh hưởng không nhỏ, chỉ còn 1.230 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2015.
Tuy nhiên nhờ thắng lớn từ kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư cũng như lợi thế từ hoạt động dịch vụ, lãi sau thuế của ANZ vẫn đạt mức kỷ lục 452 tỷ đồng, tăng 50% so với kết quả 300 tỷ đồng đạt được trong năm 2015.
Chính sách kinh doanh thận trọng giúp tình hình tài chính của ANZ luôn khỏe mạnh. Nợ xấu (các nhóm 3,4,5) tính tới cuối năm 2016 là 157 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 1,11%, giảm nhẹ so với mức 1,16% cùng kỳ 2015.
Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống cùng số dư giảm đều ở cả 3 nhóm là điểm tích cực đối với ANZ, song cần chú ý rằng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) lại tăng gần gấp đôi lên 458 tỷ đồng.
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cũng thể hiện phong cách ưu tiên an toàn của lãnh đạo ANZ, khi số dư nợ ngắn hạn là 9.556 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ tín dụng, dư nợ trung và ngắn hạn lần lượt là 22% và 11%.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy