Tin liên quan
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016.
Năm 2016 là quãng thời gian chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh. TPBank cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Tổng tài sản của TPBank lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, tại thời điểm 31/12/2016 là 105.782 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm.
Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng ấn tượng trên là tín dụng và chứng khoán đầu tư khi các chỉ tiêu này tăng lần lượt 65% và 38% lên 46.234 tỷ đồng và 29.883 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, vốn điều lệ được tăng từ 5.550 tỷ đồng lên 5.842 tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là con số tương đối khiêm tốn trong khối các ngân hàng ngoài quốc doanh.
Sức ép tín dụng trong khi nguồn lực nội tại có phần hạn chế khiến TPBank không còn cách nào khác phải đẩy mạnh huy động từ bên ngoài. Tính tới cuối năm 2016, số dư tiền gửi của khách hàng và số dư vay nợ các tổ chức tín dụng khác lần lượt ở mức 55.082 tỷ đồng và 41.245 tỷ đông, đều cao hơn 40% so với thời điểm đầu năm.
Đáng chú ý là ngoài tín dụng, các cam kết ngoại bảng của TPBank cũng tăng mạnh trong năm qua, từ 11.677 tỷ đồng lên 47.124 tỷ đồng.
Nhờ vậy, TPBank báo thu nhập lãi thuần trong năm 2016 lên tới 2.121 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2015. Tuy nhiên chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao khiến lãi sau thuế của TPBank chỉ còn 565 tỷ đồng, suýt soát kết quả trong năm trước đó (562 tỷ đồng).
Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ xấu của TPBank là 350 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 0,8%, con số khá tích cực khi mặt bằng chung tỷ lệ nợ xấu hiện nay của các ngân hàng (không tính nợ xấu bán cho VAMC) là khoảng từ 1,5%-2,5%.
Để có được kết quả khả quan này, TPBank tiếp tục mạnh tay bán nợ xấu cho VAMC với số dư tính tới cuối năm 2016 xấp xỉ 1.000 tỷ đồng (975 tỷ đồng), so với 559 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Tuy nhiên điều này cũng khiến chi phí dự phòng của TPBank tăng lên, góp phần “ăn mòn” lợi nhuận như đã lưu ý ở phần trên.
Bên cạnh đó, chắc hẳn nhiều khoản nợ quá hạn đã được tái cơ cấu khi nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng hơn gấp 2 lần từ 546 tỷ đồng lên 1.168 tỷ đồng.
Một điểm cần lưu ý nữa là tài sản có khác của Ngân hàng tăng từ 735 tỷ đồng lên 1.192 tỷ đồng. Bởi hai khoản ủy thác đầu tư được chuyển từ danh mục các khoản phải thu bên ngoài sang, liên quan tới đặt cọc môi giới trái phiếu CTCP Chứng khoán Phương Đông (418 tỷ đồng) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (40 tỷ đồng).
Trong một chi tiết khác, số lượng nhân sự của TPBank tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm qua, từ 2.006 người lên 3.063 người. Với việc chi phí cho nhân viên cũng theo đó tăng mạnh lên 583 tỷ đồng, trung bình mỗi cán bộ nhân viên TPBank có thu nhập 15,85 triệu đồng, so với 14,34 triệu đồng năm 2015.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy