Tôn Đông Á dự kiến huy động hơn 700 tỷ đồng trong đợt IPO.
Công ty cổ phần Tôn Đông Á (TDA Group) cho biết sẽ chào bán hơn 15 triệu cổ phiếu, trong đó số lượng cổ phiếu tổ chức phát hành chào bán là hơn 12 triệu cổ phiếu, số lượng cổ phiếu cổ đông chào bán là hơn 2,9 triệu cổ phiếu.
Mức giá chào bán tối thiểu sẽ là 58.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị vốn huy động theo mệnh giá đạt 153 tỷ đồng. Số tiền mà TDA dự kiến thu được từ đợt chào bán lần đầu ra công chúng tối thiểu là 717,38 tỷ đồng. Theo đó, việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cho các mục đích: thứ nhất, bổ sung vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư nhà máy 3 thông qua hình thức góp vốn thành lập công ty với số vốn hơn 345 tỷ đồng; thứ hai, bổ sung vốn lưu động với phần còn lại của vốn huy động.
Tuy nhiên, theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị sẽ quyết định và điều chỉnh việc giải ngân tùy thuộc vào cơ hội đầu tư của mục đích nào đến trước.
Trong trường hợp không thu đủ số tiền dự kiến, Hội đồng quản trị sẽ triển khai các phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn như sau: Cân nhắc lựa chọn, điều chỉnh phương án đầu tư và sử dụng vốn phù hợp theo tình hình huy động vốn thực tế. Tiếp tục chào bán cổ phiếu cho các đối tượng khác theo phương án xử lý trong trường hợp cổ phần không chào bán hết nêu trên. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung khác như nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tài chính và/hoặc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.
Thị phần của Tôn Đông Á tập trung ở phía Nam.
Theo SSI Research ước tính giá hợp lý của cổ phiếu TDA dựa trên ước tính EPS năm 2022 là 10.683 đồng, hệ số P/E mục tiêu là 7,5 lần dựa trên mức trung bình của các công ty cùng ngành khu vực và số lượng cổ phiếu lưu hành sau IPO là 114,69 triệu cổ phiếu. Theo đó, SSI Research đưa ra giá trị mục tiêu 1 năm đối với giá cổ phiếu là 80.000 đồng/cổ phiếu. So với các công ty cùng ngành trong nước, TDA có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn.
Được biết, Tôn Đông Á là doanh nghiệp top 3 trong ngành sản xuất thép lá mạ tại Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu là các dòng tôn mạ lạnh, mạ kẽm, mạ màu được sử dụng trong ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng giao thông, thiết bị gia dụng… Hiện tại, Tôn Đông Á đang quản lý vận hành 2 nhà máy sản xuất tôn mạ ở Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Khu công nghiệp Đồng An 2 với công suất tối đa đạt 850.000 tấn/năm.
Ở thị trường nội địa, Tôn Đông Á tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại thị trường miền Nam và chiếm thị phần cao nhất tại đây.
Ở kênh xuất khẩu, TDA bán sản phẩm tới hơn 45 quốc gia và nhà xuất khẩu tôn mạ thứ 3 tại Việt Nam. Trong đó chủ lực là Bắc Mỹ và châu Âu – hai khu vực có giá bán thép cao nhất trên thế giới. Đây cũng là doanh nghiệp nằm trong top 3 ông lớn xuất khẩu tôn mạ nhất tại Việt Nam.
SSI Research ước tính năm 2022, lợi nhuận sau thuế (LNST) của TDA đạt mức ổn định 1,23 nghìn tỷ đồng (-3%). sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 5%, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa ước tính phục hồi +60%, trong khi sản lượng xuất khẩu có thể giảm 22% từ mức cao năm 2021. Trong 3 năm tiếp theo, sự tăng trưởng của TDA sẽ được hỗ trợ bởi các dây chuyền sản xuất mới bắt đầu hoạt động trong cuối năm 2023, giúp gia tăng công suất thành phẩm của TDA thêm 40% từ mức hiện tại. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu đạt 2.000 tỷ đồng LNST trong năm 2025, tương đương CAGR giai đoạn 2022-2025 là 18%.
Tác giả: Nguyễn Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy