Tin liên quan
Theo Quyết định số 2239/QĐ - TTCP ngày 19/9/2014 thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên do Phó Tổng thanh tra Ngô Văn Khánh ký, thời gian thanh tra sẽ kéo dài 70 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra .
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong vòng 70 ngày (Ảnh: internet)
Theo đó, nội dung thanh tra là việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2013.
Việc thanh tra nhằm tìm ra những vấn đề cần khắc phục về chính sách cũng như hoạt động quản lý tại đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổng công ty hiện nay.
Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đã quyết định thanh tra toàn diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, các công ty con.
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra 7 lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như: Công tác quản trị, quản lý doanh nghiệp, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương; quản lý vốn, tài sản, công tác kiểm soát nội bộ; quản lý và sử dụng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường sắt, vốn đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật đường sắt; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; việc thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan thanh tra và Kiểm toán Nhà nước; việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo Điều lệ.
Về tài chính, sẽ thanh tra từ năm 2013 và số liệu trước, sau năm 2013 có liên quan; đối với đầu tư xây dựng là các dự án chưa quyết toán; các nội dụng khác đến 30/5/2014.
Hiện tại, thị phần vận tải hành khách của đường sắt chỉ chiếm 0,4% và thị phần vận tải hàng hóa chỉ chiếm 0,7% trong sản lượng vận tải toàn ngành GTVT; doanh thu của công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có vốn chủ sở hữu 1.837 tỷ đồng năm 2013 chỉ đạt 4.932 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 66 tỷ đồng, tuy nhiên kết quả này được cho là khá khiêm tốn so với khối tài sản hàng tỷ USD mà doanh nghiệp này độc quyền khai thác.
Tổng công ty Đường sắt là doanh nghiệp có bình quân thu nhập vào loại thấp nhất trong ngành giao thông, vì thu nhập quá thấp nên mỗi năm Đường sắt Việt Nam phải giải quyết cho khoảng 500 lao động xin nghỉ việc, tương ứng 30 tỷ đồng/năm, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao.
Bộ GTVT đã thay thế một loạt cán bộ cấp cao và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, tước quyền đầu tư một số dự án ODA của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để điều chuyển về Bộ GTVT.
Thiên Di (th)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy