Theo ông Peskov, Nga đã nghe đề xuất của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko về tuyên bố đình chiến ở Ukraine. Tuần tới, hai tổng thống Putin và Lukashenko sẽ tiếp tục tại cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Tối cao của quốc gia liên minh theo hình thức hội nghị truyền hình. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các Tổng thống một lần nữa nói chuyện chi tiết với nhau, có thể, họ sẽ thảo luận về chủ đề này. Đồng thời, thư ký báo chí của Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng "không có gì thay đổi" trong bối cảnh Ukraine, còn chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ tiếp tục, vì nó "ngày nay là phương tiện duy nhất” để đạt được các mục tiêu mà Nga đã đặt ra.
Ông Putin và ông Lukashenko trong cuộc hội đàm tại Minsk ngày 19/12. (Ảnh: TASS)
Theo ông Peskov, các đề xuất của Tổng thống Belarus Lukashenko và kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất "khó có thể so sánh", vì "đây là hai nhóm ý tưởng”. Ông lưu ý rằng, một số điều khoản trong “kế hoạch của Trung Quốc” hiện không thể được thực hiện do “phía Ucraina không có khả năng không tuân theo những người phụ trách, chỉ huy của họ”, những người “không ngồi ở Kiev và khăng khăng rằng, tiếp tục chiến tranh.”
Trước đó, trong hôm nay, Tổng thống Bearus đã kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Ukraine và ngừng bắn mà không có di chuyển và chuyển giao thiết bị quân sự từ cả hai bên nhằm ngăn chặn sự leo thang của xung đột và Chiến tranh thế giới thứ ba.
Còn ngày 24/2, Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine. Tài liệu gồm 12 điểm, bao gồm tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia, từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, chấm dứt chiến sự và thúc đẩy đối thoại giữa Moscow và Kiev, giảm thiểu rủi ro chiến lược, chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân…
Trước đó, Nga nhiều lần chỉ ra khả năng đàm phán với Ukraine là không thể do Kiev từ chối đối thoại ở cấp độ lập pháp với Moscow. Vào ngày 04/10 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký văn bản từ chối đàm phán với Nga chừng nào ông Putin còn là Tổng thống của nước này. Nhiều nỗ lực trung gian hòa giải chưa đem lại kết quả đáng kể. Chiến sự kéo dài suốt hơn một năm qua gây tổn thất lớn cho cả hai bên, tác động tiêu tực đến an ninh năng lượng, lương thực, phát triển kinh tế toàn cầu./.