Tổng thống Nga Putin đã chủ trì cuộc họp về các vấn đề kinh tế, việc hình thành ngân sách cho ba năm tới đã được thảo luận. Theo nhà lãnh đạo Nga, việc nhanh chóng áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng quy mô lớn, sự ổn định đạt được, sức mạnh của nền kinh tế Nga trước những thách thức bên ngoài phần lớn là kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm của nước này trong những năm trước.
Tổng thống Nga V.Putin. Nguồn: RIA Novosti
Do đó, tình trạng ngân sách của Nga hiện nay cũng tốt hơn đáng kể so với nền kinh tế của hầu hết các nước G20, và thậm chí là giữa các nước bạn bè của Nga trong BRICS. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng, tiến trình phi đô la hóa đang được tiến hành ở Nga và điều này là không thể tránh khỏi. Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, ông lưu ý rằng, niềm tin vào đồng USD, đồng euro và đồng bảng Anh đã bị mất và Nga đang từng bước rời bỏ việc sử dụng chúng
Tổng thống Putin khẳng định, Nga đang tự tin đối phó với sức ép từ bên ngoài: “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, Nga đang tự tin đối phó với áp lực từ bên ngoài, và trên thực tế, có thể nói là trước sự gây hấn về tài chính và công nghệ từ một số quốc gia. Các chiến thuật bao vây kinh tế hay các cuộc tấn công mà họ tính toán, đã không thành công. Điều này đã quá rõ ràng đối với mọi người và đối với họ cũng vậy”.
Theo ông, Nga đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp bảo vệ, bao gồm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ chốt và các doanh nghiệp xương sống, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả đều nhằm mục đích duy trì việc làm và chỗ làm, cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho công dân và trước hết là các gia đình có con cái, những người hưu trí. Kết quả là Nga đã ngăn chặn được sự suy giảm mạnh của nền kinh tế và ổn định lạm phát. Ông nhấn mạnh, “có mọi cơ sở để kỳ vọng rằng vào cuối năm lạm phát sẽ ở mức gần 12%.”.
Mặc dù vậy, theo Tổng thống Putin, các biện pháp cấm vận có nguy cơ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế vẫn còn. Nga cần phải dành thêm nguồn lực để hỗ trợ các ngành công nghiệp riêng lẻ.
Trong tình hình hiện nay, giải pháp đúng đắn nhất là giảm quan liêu hóa nền kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng cho các ngành sản xuất mới dựa trên chuỗi logistics mới được tạo ra. Về vấn đề này, ông trông đợi vào sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy