Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo ở Kiev, ngày 4/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái diễn ra ngày 28/1 của nhà lãnh đạo Ukraine nằm trong nỗ lực thúc đẩy minh bạch và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng tràn lan. Đây là lần đầu tiên ông Zelensky công khai thu nhập của mình.
Trong một bài đăng trên trang web của tổng thống, ông Zelensky nhấn mạnh rằng thu nhập cá nhân đã giảm năm 2021 và giảm hơn nữa vào năm sau đó, khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo dữ liệu được công khai, năm 2021, ông Zelensky và gia đình có thu nhập là 10,8 triệu hryvnia. Con số này bao gồm thu nhập từ việc bán 142.000 USD trái phiếu chính phủ. Vào năm 2022, thu nhập của gia đình Zelensky giảm chỉ còn 3,7 triệu hryvnia do doanh thu từ tiền cho thuê bất động sản mà ông sở hữu giảm vì xung đột.
Ông Zelensky đã kêu gọi các quan chức công khai thu nhập cá nhân nhằm tăng cường tính minh bạch và loại bỏ tham nhũng trong bối cảnh Ukraine cố gắng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt để gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Các đồng minh phương Tây cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho Kiev cũng như các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đề nghị Ukraine đảm bảo về công tác chống tham nhũng.
Tờ Politico vào tháng 10/2023 đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc về mức độ tham nhũng ở Ukraine, điều có thể khiến các nước phương Tây từ chối cung cấp viện trợ cho Kiev.
Vào tháng 9/2023, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp một phái đoàn gồm các quan chức chống tham nhũng Ukraine để thảo luận về nỗ lực của họ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Zelensky ở Kiev vào đầu tháng 9/2023.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky luôn mong muốn cho Mỹ, EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thấy rằng ông đang trấn áp nạn tham nhũng.
Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 27/1, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tuyên bố đã phá âm mưu tham nhũng quy mô lớn trong quân đội nước này liên quan đến việc mua bán vũ khí với tổng giá trị gần 40 triệu USD.
SBU cho biết hành vi biển thủ công quỹ này xoay quanh việc mua 100.000 đạn pháo trong mùa thu năm 2022.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã trả gần đủ số tiền cho nhà cung cấp vũ khí Lviv Arsenal. Tuy nhiên, theo SBU, một phần tiền bị chuyển ra nước ngoài trong khi quân đội chưa nhận được số đạn pháo này. Một số quan chức Bộ Quốc phòng và quản lý của Lviv Arsenal đã biển thủ gần 1,5 tỷ hryvnia trong vụ mua sắm.
Tác giả: Hà Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy