Tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam, Phó Trưởng ban tổ chức cho hay, đại dịch Covid-19 đã tạo ra xu hướng và thay đổi mới trong du lịch. Du lịch an toàn, dịch vụ du lịch nội địa... đang dần chiếm ưu thế.
Cùng với đó, du lịch còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường tại mỗi điểm đến, hay nói cách khác đó là hướng đến du lịch xanh, du lịch bền vững.
Năm 2022, ngành du lịch Việt Nam đang có những dấu hiệu khởi sắc, hoạt động sôi động trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Được sự thống nhất của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định chọn tỉnh Quảng Nam là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2022. Chủ đề Năm Du lịch quốc gia - Điểm đến du lịch là phù hợp với bối cảnh cũng như xu hướng của du lịch thế giới sau đại dịch.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam, Phó Trưởng ban tổ chức phát biểu tại sự kiện.
Trong năm qua, các sự kiện, hoạt động được tổ chức có sự phân bổ đều khắp các tháng trong năm; có sự đa dạng về nội dung, hình thức, phương thức thể hiện, địa điểm tổ chức; công tác chỉ đạo trong việc hiện đại hóa, số hóa, áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các sự kiện, lễ hội đang từng bước được quan tâm và đầu tư đúng mức nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống.
Công tác truyền thông, quảng bá được triển khai với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, kịp thời thông tin, giới thiệu các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2022 đến đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Mặc dù, rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng công tác xã hội hóa được thực hiện tốt, cộng đồng doanh nghiệp rất chủ động và tích cực trong công tác phối hợp tổ chức các hoạt động, sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2022.
Có thể nói, kết quả đạt được lớn nhất của các hoạt động Năm Du lịch quốc gia là quảng bá, lan toả các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mới lạ đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.
Đặc biệt là nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh; góp phần nâng cao hơn nữa vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch sau đại dịch Covid- 19.
Việc tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia 2022 cũng góp phần vào thành công chung của du lịch Việt Nam trong năm 2022 với các kết quả đạt được.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2022 ước đạt 3,5 triệu lượt. Các thị trường khách quốc tế lớn nhất gồm Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Tổng số khách du lịch nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt khách (tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19). Tổng thu du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng.
Riêng đối với tỉnh Quảng Nam, việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2022 đã góp phần phục hồi ngành du lịch Quảng Nam sau ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Theo đó, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch năm 2022 ước đạt gần 4,8 triệu lượt, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu du lịch năm 2022 ước đạt 3.800 tỷ đồng, tăng 8 lần so với cùng kỳ năm 2021; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 8.900 tỷ đồng.
Toàn cảnh sự kiện.
Năm 2022, Tp.Hội An (tỉnh Quảng Nam) đạt được nhiều giải thưởng do các tổ chức du lịch uy tín trên thế giới bình chọn như: Hội An được vinh danh Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á do Giải thưởng du lịch châu Á bình chọn, Hội An được Travel+Leisure vinh danh là thành phố tốt nhất châu Á, Hội An lọt top những điểm đến lãng mạn nhất thế giới do CNN bình chọn, Hội An lọt top những điểm đến lãng mạn nhất thế giới do Tạp chí Time out Dubai bình chọn, Hội An lọt top 10 thành phố hiếu khách nhất thế giới năm 2022 do Booking.com bình chọn...
Bên cạnh đó, ông Hồng cũng đề xuất, kiến nghị với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, quan tâm bố trí nguồn lực để cùng với địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia tổ chức các sự kiện chính trong khuôn khổ hoạt động Năm Du lịch quốc gia.
Đa dạng các hoạt động, chương trình tham gia hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia của các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương đăng cai tổ chức và tại các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch trong năm tổ chức sự kiện.
Đồng thời, xem xét tổ chức một số hoạt động du lịch điểm nhấn cho Năm Du lịch quốc gia có quy mô quốc tế như: Hội chợ du lịch, Hội nghị, tổ chức các đoàn Famtrip... với sự tham dự của các người mua, lữ hành quốc tế để doanh nghiệp du lịch của các địa phương có cơ hội tham gia, gặp gỡ liên kết mở rộng mối quan hệ hợp tác phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển du lịch xanh hướng đến phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch thế giới.
Tác giả: Nguyễn Duy Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy