Điểm nhấn trong tuần này thuộc về nhóm cổ phiếu vận tải, công ty chứng khoán, bất động sản vừa và nhỏ và hai tân binh mới ACG, SSH.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 31,4 điểm (+2,4%), lên 1.351,85 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 21% lên 102.714 tỷ đồng, khối lượng tăng 25,7% lên 3.249 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 10,61 điểm (+3,37%), lên 325,46 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 53,6% lên 16.704 tỷ đồng, khối lượng tăng 50,2% lên 668 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, nhóm cổ phiếu bất động sản lớn đều tăng tốt như VIC (+5,7%), VHM (+5,2%), NVL (+3,4%) và đặc biệt tăng mạnh ở các cổ phiếu vừa và nhỏ như TDH (+14,92%), DIG (+13,48%), NTL (+8,59%), SZC (+8,18%), LDG (+7,95%), HDG (+7,32%), DXG (+7,19%), IJC (+5,16%), SCR (+4,4%), HDC (+4%) …
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng giao dịch khởi sắc với TVB (+16,78%), FTS (+16,48%), VCI (+9,2%), VND (+8,7%), VDS (+5,3%), MBS (+5,15%), VIX (+4,5%), APS (+4,4%), SSI (+3,3%), HCM (+3%) ...
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng và nhóm bán lẻ có sự đồng thuận cao với VCJ (+3,9%), HVN (+0,9%), ACV (+1,2%), MWG (+4,5%), DGW (+4,2%), FRT (+3,9%) …
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất chiếm phần lớn là nhóm cổ phiếu vận tải với những cái tên như VOS, STG, VNL, HAH, MHC.
Cổ phiếu nhóm ngành vận tải vẫn đang rất nóng, khi nhiều nhận định trên thị trường cho rằng, nhóm này sẽ được hưởng lợi lớn khi nhu cầu vận chuyển đang gia tăng trở lại, nhất là các tuyến hàng hải đến những cửa ngõ sầm uất nhất của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, khi dịch bệnh ở nhiều nơi đang dần được kiểm soát nhờ chương trình tiêm chủng.
Thực tế cho thấy, giá vận chuyển vẫn chưa ngừng tăng, với giá cước container hiện tại đã tăng gấp 4 lần, thậm chí có tuyến tăng gấp 8 mức trước đại dịch Covid-19, chẳng hạn như tuyến châu Á - châu Âu và châu Á - Bắc Mỹ.
Mặc dù vậy, phải nhắc lại rằng, Việt Nam không tham gia vào vận tải biển liên lục địa. Trong khi tại thị trường châu Á, Việt Nam chỉ có một số công ty vận tải biển hoạt động với quy mô rất hạn chế nên tác động tích cực là có, nhưng không nhiều.
Tuy nhiên, về tổng thể, mức tăng trưởng lợi nhuận quý vừa qua rất khả quan với trung bình tăng 106% so với cùng kỳ nhờ hoạt động xuất nhập khẩu mạnh mẽ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ logistics như kho bãi và vận chuyển nội địa.
Chẳng hạn như trong quý II/2021, nhiều công ty ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trên 2 con số so với cùng kỳ, như Viconship (VSC) tăng 62%, Tân Cảng Logistics (TCL) tăng 71%, Sài Gòn Port (SGP) tăng 89%, Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) tăng 154% và Vinalines (MVL) tăng tới 226%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 30/7 đến 6/8:
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TMS lao dốc khá mạnh, sau thông tin quyết định thông qua phương án chào bán riêng lẻ hơn 12,2 triệu cổ phiếu, với giá dự kiến 40.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu PSH tiếp tục bị bán tháo, với 3 trong 5 phiên giao dịch đều đóng cửa ở mức giá sàn, sau khi tuần trước là mã giảm sâu nhất sàn -10,54%.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất không có nhiều điểm đáng chú ý, khi phần lớn chỉ giao dịch với thanh khoản thấp trong phiên, trừ phần nào đó là penny VIG, với trung bình khớp lệnh gần 400.000 đơn vị/phiên, riêng phiên cuối tuần nhảy vọt với 2,51 triệu đơn vị.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 30/7 đến 6/8:
Trên UpCoM, nhóm các cổ phiếu vận tải cũng đón sóng ngành, với MVN, VLG, BLN, VNA tăng mạnh, tuy nhiên, giao dịch cũng chỉ với thanh khoản thấp trong các phiên.
Đáng kể, tuần này UpCoM chào đón hai tân binh là ACG của CTCP Gỗ An Cường và SSH của CTCP Phát triển Sunshine Homes.
Theo đó, ACG có phiên giao dịch đầu tiên ngày 04/8 với giá tham chiếu 90.000 đồng đã tăng 39,9% lên 125.900 đồng và giảm 4,14% trong phiên tiếp theo, trước khi dừng ở tham chiếu 117.000 đồng trong phiên cuối tuần.
Còn cổ phiếu SSH cũng có phiên đầu tiên giao dịch vào 04/8 và tăng 39,8% lên 30.200 đồng và tiếp tục tăng kịch trần trong 2 phiên tiếp theo lên 39.900 đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 30/7 đến 6/8:
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy