Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất VN năm 2015
10/03/2015 15:03:54
ANTT.VN – Hôm nay, 10/3, Công ty Vietnam Report và Báo Vietnamnet tổ chức lễ công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015.

Tin liên quan

Năm 2015 là năm thứ 5 liên tiếp Bảng xếp hạng FAST500 được công bố kể từ năm 2011, đánh dấu một chặng đường trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam. Có tên trong Bảng xếp hạng FAST500, các doanh nghiệp khẳng định sự năng động, tính sáng tạo và nỗ lực tăng trưởng của mình trước bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước nhiều biến động và hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “những ngôi sao đang lên” của nền kinh tế.

Ngoài danh sách 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Vietnam Report cũng công bố 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015 với mục đích ghi nhận sự đóng góp tích cực của khối doanh nghiệp chiếm số đông hiện nay cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 năm 2015:

Danh sách 1: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015: 102,18%

Danh sách 2: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015: 82,29%

Theo thống kê từ Bảng xếp hạng FAST500 năm nay, tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 đạt 31,1%, thấp hơn mức trung bình 44,7% của các doanh nghiệp FAST500 giai đoạn 2009 – 2012, cho thấy giai đoạn 2010 – 2013 tiếp tục là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù năm 2013 đã xuất hiện những dấu hiệu khởi đầu của sự phục hồi kinh tế nhưng vẫn chưa bù đắp được sự sụt giảm kinh tế của giai đoạn 2010 – 2012 trước đó, bởi vậy tình hình kinh doanh trong giai đoạn này vẫn chưa có nhiều biến chuyển rõ rệt.

Giai đoạn 2010 – 2013 tiếp tục cho thấy khối doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 40,1%. Tuy nhiên, khoảng cách tăng trưởng với các khối doanh nghiệp khác đang được rút ngắn đáng kể. CAGR trung bình tương ứng của khối doanh nghiệp FDI đạt 32,2% và doanh nghiệp Nhà nước đạt 27,8%.

Xét về ngành nghề, CAGR trung bình của ngành thép đạt mức cao nhất 37,4%, kế đến là ngành xây dựng – vật liệu xây dựng – bất động sản 36,9%, trong khi đó ngành bán lẻ có hệ số CAGR trung bình thấp nhất bảng khoảng 20%, cho thấy khoảng cách tăng trưởng ngành có xu hướng thu hẹp lại, thể hiện một sự ổn định tương đối về cơ cấu ngành nghề trong giai đoạn 2010 – 2013.

Giáo sư Anita Elberse, Trường Kinh doanh Harvard, trao chứng nhận hội viên Fast500  

Năm 2014 - 2015: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về cơ bản có xu hướng “cải thiện”

Cuộc khảo sát doanh nghiệp vừa qua cho thấy, đa phần các đại diện doanh nghiệp FAST500 đánh giá, lượng đơn đặt hàng, doanh thu, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, lợi nhuận sau thuế và dòng tiền trong năm 2014 đều có xu hướng tốt hơn so với năm trước đó. Đây là những dấu hiệu khả quan cho thấy bức tranh kinh doanh đang chuyển độ sang gam màu tươi sáng hơn.

Tiết lộ kế hoạch hoạt động trong năm 2015, 75,7% đại diện tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh nhằm tăng doanh thu và sự hiện diện của doanh nghiệp trên thương trường, 19,2% giữ nguyên kế hoạch hoạt động như năm 2014, ngược lại chỉ 5,1% số doanh nghiệp lựa chọn phương án “giảm quy mô kinh doanh” do vẫn còn chút e ngại về cơ hội tăng trưởng trong năm 2015.

Còn trong giai đoạn 2015 – 2018, doanh nghiệp kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, tuy nhiên sẽ phải đối mặt với thử thách cạnh tranh gay gắt hơn.

Viễn cảnh khả quan là động lực giúp các doanh nghiệp tin tưởng hơn vào chiến lược tăng trưởng trong trung và dài hạn. Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, tăng năng suất, cải thiện chất lượng đội ngũ quản lý và phát triển các dòng sản phẩm/ dịch vụ mới là Top 3 chiến lược tăng trưởng đã và đang được doanh nghiệp tập trung hướng tới trong 4 năm qua (2011-2014), cũng là định hướng chính trong 4 năm tới (2015-2018)…

Trong khi hoạt động M&A vốn diễn ra rất “sôi động” trong những năm gần đây với kỳ vọng sẽ mang đến sức sống mới cho doanh nghiệp Việt lại đang có xu hướng “nguội dần”, khi có tới 76,9% doanh nghiệp không lựa chọn đây là chiến lược chủ đạo trong 4 năm qua, cũng như là định hướng cho 4 năm kế tiếp.

Nhận định về những thách thức trước mắt, 60,3% doanh nghiệp cho rằng, sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là yếu tố đáng ngại nhất cho tăng trưởng. Do đó, nhu cầu về thông tin minh bạch hiện nay là vô cùng cần thiết, bởi chỉ với thông tin chính xác, các nhà hoạch định chiến lược mới có thể đưa ra một kế hoạch tăng trưởng trung và dài hạn khả thi, phù hợp với năng lực doanh nghiệp cũng như xu thế thị trường chung, đồng thời giảm thiểu những sai lệch trong công tác dự báo...

Thiên Di

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến