Bên cạnh các DN bất động sản vốn được soi khá kỹ thời gian qua như HT land, Vạn Trường Phát, Hưng Thịnh... thì danh sách các DN phát hành trái phiếu khác, nhất là khối ngân hàng, cũng rất được quan tâm. Chiếm hầu hết top đầu phát hành trái phiếu lớn nhất năm qua là các ngân hàng.
Việc các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong năm 2021 là nhằm đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn, cải thiện hệ số an toàn vốn và chuẩn bị nguồn vốn sẵn sàng cho nhu cầu phục hồi kinh tế trong năm 2022.
Danh sách cụ thể đó là VPbank với 22.700 tỷ đồng, ACB là 22.200 tỷ đồng, BIDV 18.847 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 17.500 tỷ đồng, Tiên Phong Bank 17.100 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 15.990 tỷ đồng, SHB: 12.400 tỷ đồng, Ngân hàng Phương Đông và Ngân hàng An Bình 11.000 tỷ đồng
Liên quan đến hoạt động trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Hoạt động trên nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong các công điện về tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã lên kế hoạch thanh tra 8 ngân hàng thương mại gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank và Baoviet Bank.
Theo số liệu thống kê của Fiinpro về BCTC quý I của các ngân hàng trong diện thanh tra, 5/8 ngân hàng có giá trị trái phiếu của tổ chức kinh tế nắm giữ tăng trong quý I.
Tại 31/3, Techcombank đang nắm 76.782 tỷ đồng chứng khoán nợ của tổ chức kinh tế, tăng 22,2% so với cuối năm 2021 và dẫn đầu trong số các ngân hàng bị thanh tra. Theo sau, TPBank sở hữu 27.633 tỷ đồng, tăng 48,4%. Vị trí thứ ba là SHB với 16.408 tỷ đồng, tăng 169%. Đứng thứ tư, Baoviet Bank giữ 15.500 tỷ đồng, tăng hơn 25%. Vị trí thứ năm thuộc về PVcombank với 11.834 tỷ đồng trái phiếu của tổ chức kinh tế, tăng 37,7%.
Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đến cuối tháng 3, tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng là 326.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021.
Tác giả: Lương Bằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy