Ngày 11/11, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP HCM, đã chủ trì hội nghị về đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà, tại các dự án nhà ở trên địa bàn. Hội nghị nhằm mục tiêu chính là tìm hướng tháo gỡ vướng mắc cho người mua nhà, chủ đầu tư trong vấn đề sở hữu giấy chứng nhận.
Tại hội nghị, lãnh đạo Sở TNMT cho biết, từ nay đến đầu tháng 12/2023, đơn vị sẽ phối hợp các sở, ngành, chủ đầu tư dự án giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho 37.421 căn nhà đủ điều kiện. Những vướng mắc khác sẽ được tìm cách tháo gỡ là những dự án có vi phạm xây dựng, dự án phải rà soát, xác định nghĩa vụ tài chính do thay đổi chỉ tiêu quy hoạch, cấp giấy chứng nhận cho các loại hình bất động sản mới.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TNMT TP HCM (Ảnh: Quang Huy).
Để đạt được mục tiêu trên, Sở TNMT sẽ chủ động cùng Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố đẩy nhanh các công đoạn trong khâu của thủ tục từ thẩm định cho đến trình UBND TP HCM phê duyệt.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận hồ sơ sẽ được áp dụng, đảm bảo tăng số lượng, giảm thời gian nộp hồ sơ. Người mua nhà, chủ đầu tư có thể tra cứu thông tin về tiến độ giải quyết dễ dàng.
Về lĩnh vực tài chính, Sở sẽ phối hợp các cơ quan thuế để xây dựng quy chế mới, nhằm đẩy nhanh tiến độ xác định nghĩa vụ người mua nhà.
Theo thống kê, từ ngày 1/7/2014 đến nay, Sở TNMT đã cấp giấy chứng nhận cho 352 dự án. Trong đó, số căn hộ, nhà ở thấp tầng được cấp giấy là hơn 85.000 căn.
Trong những năm qua, tiến độ việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại TP HCM đã được cải thiện qua từng mốc thời gian. Trong đó, năm 2018, Sở TNMT cấp giấy cho hơn 13.000 căn, năm 2019 là hơn 12.000 căn, năm 2020 là hơn 16.500 căn.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, hơn 12.000 căn nhà trên địa bàn đã được cấp giấy chứng nhận. Dự kiến trong 2 tháng cuối năm, khoảng 6.500 căn nhà sẽ được giải quyết các thủ tục để hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận.
Bên cạnh những kết quả khả quan trên, Sở TNMT TP HCM nhìn nhận, số lượng nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận còn rất nhiều, dù người mua đã nhận nhà và vào ở ổn định. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, lợi ích người dân và uy tín của chủ đầu tư.
Hạn chế trên đến từ việc, quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở cần trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn với sự chi phối của nhiều luật liên quan. Bên cạnh đó, một số dự án có chủ đầu tư vi phạm một hoặc một số quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, nhà ở, xây dựng, tài chính...
Tác giả: Quang Huy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy