Tại buổi gặp gỡ báo chí tháng 8/2019, Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất được quy hoạch đến năm 2020 đạt 25 triệu lượt hành khách/năm và hiện nay đã quá tải. Do nhu cầu phát triển của hàng không ngày càng tăng cao nên Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch sân bay đến năm 2030 khai thác 50 triệu hành khách/năm.
Theo ông Lâm, với hạ tầng giao thông quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nếu cố gắng khai thác cũng đạt được 40 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày mỗi cao của ngành hàng không mà hạ tầng giao thông đứng yên thì không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
TP HCM chi 5.600 tỷ đồng để "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất
Do đó phải tổ chức xây dựng nhà ga T3, hạ tầng giao thông bên ngoài và liên kết các nhà ga bên trong sân bay.
Theo ông Lâm, giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất được TP HCM ưu tiên hàng đầu và nhu cầu bức thiết hiện nay là xây dựng tuyến đường song hành với đường Cộng Hòa.
Bên cạnh đó, TP sẽ đầu tư mở rộng hàng loạt tuyến đường xung quanh khu vực này như: đường Hoàng Hoa Thám, Tân Kỳ Tân Quý, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Phạm Văn Bạch), mở rộng, nâng cấp đường Tân Sơn…
“Hiện có 7 dự án cần số vốn 5.600 tỷ đồng phải làm từ nay đến năm 2022, khi nhà ga T3 đi vào khai thác”, ông Lâm thông tin.
Theo Giám đốc Sở GTVT TP, hiện thành phố đã thành lập tổ công tác liên ngành gồm Bộ quốc phòng, Bộ GTVT và TPHCM để điều phối chung dự án nhà ga T3 và các dự án giao thông kết nối bên ngoài nhằm đảm bảo khai thác đồng bộ khi nhà ga T3 đi vào hoạt động.
Trong khi đó, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, cho biết, tuyến đường song song với đường Cộng Hòa sẽ được triển khai trong năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021.
Nhà ga T3 dự kiến đưa vào khai thác giữa năm 2022 với công suất 20 triệu hành khách/năm sẽ nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm
Chưa được nghiên cứu việc thu phí ô tô vào nội đô TP HCM
Nói về đề án thu phí ô tô vào trung tâm đang gây tranh cãi, ông Trần Quang Lâm cho hay, đề án này mới chỉ là đề xuất của Sở GTVT, để đi đến thực hiện thì còn rất nhiều vấn đề. Hiện nay TP HCM mới chỉ xem xét và chưa đồng ý với đề xuất này.
UBND TPHCM cũng chưa xem xét, chưa có ý kiến chỉ đạo cho phép nghiên cứu hay không. "Sở GTVT đang xin chủ trương để nghiên cứu, nếu được nghiên cứu thì cũng phải qua rất nhiều khâu. Có chủ trương rồi mới thông qua HĐND TPHCM, bố trí vốn, thuê tư vấn…", ông Lâm cho biết.
"Nếu như được UBND TP.HCM đồng ý thì chúng tôi mới tiếp tục nghiên cứu cụ thể rồi trình HĐND thẩm định. Tiếp theo, nếu được HĐND thông qua mới xác định đơn vị làm chủ đầu tư, lựa chon đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các bước tiếp theo", ông Lâm nhấn mạnh.
“Xin khẳng định một lần nữa là hiện nay chúng tôi chưa được nghiên cứu. Hôm nay, chúng tôi xin khẳng định vấn đề này xin được khép lại ở đây và không bàn nữa”, ông Lâm nói.
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy