Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký công văn gửi Thủ tướng đề xuất hỗ trợ nhân lực tham gia phòng, chống COVID-19 trên địa bàn.
Đối với công tác điều trị, lãnh đạo TP HCM đề nghị được hỗ trợ 927 bác sĩ (gồm 150 bác sĩ hồi sức và 777 bác sĩ khám, điều trị); 4.137 điều dưỡng, kỹ thuật viên (gồm 400 điều dưỡng hồi sức, 50 kỹ thuật viên xét nghiệm, 50 kỹ thuật viên X quang và 3.637 điều dưỡng chăm sóc người bệnh).
Đối với công tác lấy mẫu xét nghiệm, TP HCM đề nghị được hỗ trợ 2.000 nhân viên có chuyên môn liên quan.
TP HCM đứng trước áp lực thiếu nhân lực chống dịch COVID-19
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cũng ký văn bản khẩn gửi Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ, điều động lực lượng nhân viên y tế các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành đóng trên địa bàn để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, số lượng nhân viên y tế cần điều động là 1.000 bác sĩ, 4.000 điều dưỡng, kỹ thuật viên.
Tính đến nay, TP HCM đã được Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 1.936 nhân viên y tế từ 25 bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và sở y tế các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế cũng đã huy động 1.601 giảng viên, sinh viên hỗ trợ TP công tác truy vết, xét nghiệm.
Trước áp lực thiếu hụt nguồn nhân lực tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, Tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực, Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân cũng vừa có văn bản gửi lãnh đạo các cơ quan khối Đảng (trừ quận, huyện), đoàn thể Thành phố thuộc và trực thuộc Đảng bộ TP về việc cung cấp danh sách cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị để tạo nguồn khi cần thiết hỗ trợ phục vụ phòng, chống dịch và duy trì hoạt động trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Tổ điều phối yêu cầu lực lượng tham gia chống dịch phải đảm bảo các tiêu chí nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 40 tuổi; sức khỏe tốt, không có bệnh lý nền.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được lập danh sách không quá 30 % tổng số nhân lực để phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
Biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 được TP HCM áp dụng từ 0h ngày 9/7. Từ đó đến nay, toàn bộ dịch vụ ăn uống trên địa bàn phải tạm ngừng hoạt động, không bán tại chỗ, không bán mang về, toàn bộ chợ đầu mối, chợ tự phát cùng nhiều chợ truyền thống phải ngừng hoạt động. Trong đợt áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 9/7 đến hết ngày 22/7, toàn TP HCM đã ghi nhận 36.495 ca mắc COVID-19 mới được Bộ Y tế công bố. Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, địa phương này đã có 48.863 ca nhiễm SARS-CoV-2, cao nhất trong các tỉnh, thành cả nước. Sáng 23/7, Bộ Y tế công bố thêm 3.302 bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP HCM. Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, UBND TP HCM quyết định áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 1/8 với các giải pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát dịch bệnh. |
Mai Loan (T/h)
- Việc đón công dân lên tàu từ TP HCM về Hà Tĩnh, thực hiện cách ly diễn ra thế nào?
- Gấp rút cấp điện cho 2 bệnh viện dã chiến quy mô 6.000 giường bệnh
- Bổ sung nội dung về phòng chống COVID-19 vào chương trình họp Quốc hội
- Ghi nhận thêm 3.898 ca mắc COVID-19, xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy