Hưng Thịnh Land đang gặp khó với trái phiếu đến hạn.
Nhiều doanh nghiệp phải gia hạn thanh toán trái phiếu
Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Thủ Đô phát đi thông báo vi phạm thanh toán lô trái phiếu 1.600 tỷ đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn, do không thanh toán 70% số tiền lãi trái phiếu còn lại trong kỳ tính lãi thứ 9 và 10% tổng tiền lãi trái phiếu của kỳ tính lãi thứ 10.
Theo đó, lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 26/5/2021, với kỳ hạn 48 tháng, tức ngày đáo hạn là 26/5/2025. Tuy nhiên, lô trái phiếu này bắt buộc phải đáo hạn vào ngày 11/6/2024 do trái phiếu đã xảy ra sự kiện vi phạm.
Nhưng đến thời hạn này, tổ chức phát hành vẫn chưa thể thanh toán, với lý do được đưa ra là thị trường tài chính, thị trường bất động sản diễn biến không thuận lợi, dẫn đến tổ chức phát hành chưa thu xếp kịp nguồn tiền để thanh toán lãi trái phiếu theo đúng hạn so với kế hoạch.
Một doanh nghiệp khác là Hưng Thịnh Land cũng đang gặp khó khăn trong việc tất toán các lô trái phiếu đến hạn. Doanh nghiệp này mới đây đã thông báo chậm thanh toán gốc, lãi của lô trái phiếu có tổng mệnh giá 600 tỷ đồng được doanh nghiệp phát hành vào ngày 11/6/2021 và đáo hạn vào ngày 11/6/2024.
Trước diễn biến thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã xử lý nợ trái phiếu bằng cách thỏa thuận với nhà đầu tư, trái chủ để gia hạn trái phiếu thêm một thời gian nhất định. |
Hưng Thịnh Land cho biết, do thị trường tài chính, bất động sản diễn biến không thuận lợi, dẫn đến công ty không thu xếp kịp nguồn tiền để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đúng hạn so với kế hoạch. Trước đó, doanh nghiệp này đã có 3 đợt mua lại trước hạn một phần trái phiếu trong tháng 5/2024, với tổng giá trị 72,4 tỷ đồng và vẫn còn 527,6 tỷ đồng chưa thể mua lại đúng hạn.
Vào tháng 11 và 12 năm nay, Hưng Thịnh Land vẫn còn 8 lô trái phiếu sẽ đáo hạn, với tổng giá trị còn lưu hành khoảng 2.250 tỷ đồng. Phần lớn các lô trái phiếu này được mua lại trước hạn một phần.
Cùng với Hưng Thịnh land, các doanh nghiệp khác như DCT Partners Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh, Novaland đang được Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đưa vào danh sách các công ty có trái phiếu rủi ro cao, với 5.800 tỷ đồng sẽ chậm trả gốc và lãi trong tháng 6/2024, do dòng tiền yếu và nguồn tiền mặt cạn kiệt.
Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm còn thấp
VIS Rating cho biết, trong tháng này, có 41 mã trái phiếu thuộc 34 tổ chức phát hành trị giá 23.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Ước tính, khoảng 6.900 tỷ đồng, tương đương 30% có nguy cơ chậm trả nợ gốc/lãi; 1.100 tỷ đồng trái phiếu có rủi ro cao, chậm trả lần đầu thuộc các tổ chức phát hành nhóm ngành bất động sản dân cư. VIS Rating lưu ý rằng, các tổ chức phát hành này có biên lợi nhuận trung bình trong 3 năm qua thấp hơn 10%, hoặc thậm chí bị âm và nguồn tiền để trả nợ đến hạn ở mức cạn kiệt.
Trong 12 tháng tới, theo VIS Rating, khoảng 19% trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị là 216.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Ước tính, 9% trong số này là trái phiếu có rủi ro chậm trả cao, chủ yếu ở các ngành bất động sản dân cư và xây dựng.
“Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn chưa cho thấy sự cải thiện về niềm tin khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp”, VIS Rating nhận định.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, trước diễn biến thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã xử lý nợ trái phiếu bằng cách thỏa thuận với nhà đầu tư, trái chủ để gia hạn trái phiếu thêm một thời gian nhất định, xử lý tài sản đảm bảo của trái phiếu để thanh toán, hoán đổi trái phiếu bằng tài sản khác…
Chẳng hạn, Khải Hoàn Land mới đây thực hiện kéo dài kỳ hạn trái phiếu thêm 1 năm sau khi đã kéo dài kỳ hạn cũng 1 năm trong năm 2023. Cụ thể, Khải Hoàn Land vừa thông qua việc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu mã KHGH2123001 đến ngày 5/4/2025, điều chỉnh lãi suất thành 12%/năm. Tính tới thời điểm cuối năm 2023, Khải Hoàn Land đang có dư nợ 3 trái phiếu với tổng mệnh giá 840 tỷ đồng.
Việc gia hạn được xem là giải pháp tình thế trước mắt, bởi đàm phán gia hạn chỉ giúp chậm lại thời điểm thanh toán và trong nhiều trường hợp khiến doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất cao hơn. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp sẽ vẫn hạn chế, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín tốt và tài sản đảm bảo pháp lý rõ ràng.
Tác giả: Trọng Tín
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy