Trần lãi suất sẽ được 'chốt cứng' ở mức 20%/năm: Đi ngược cơ chế thị trường
21/12/2015 17:07:17
Vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), với nhiều quy định được điều chỉnh mới. Đáng chú ý trong đó là các điều khoản liên quan đến vấn đề trần lãi suất.

Tin liên quan

Theo Bộ luật Dân sự sửa đổi, yếu tố tham chiếu  “lãi suất cơ bản” đã bị loại bỏ và mức trần lãi suất được “chốt cứng” ở mức 20%/năm.

Tại sao là 20%?

Liên quan đến quy định trần lãi suất 20%/năm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, quy định này đi ngược với nguyên tắc thị trường. Lãi suất là giá của đồng tiền.Trong nền kinh tế thị trường thì giá của hàng hóa trao đổi phải được thương lượng, đàm phán, thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện giữa các bên. Ông Hiếu đặt câu hỏi: Con số 20% được xác định trên cơ sở nào? Tại sao không phải là 10%, 15%, 25%, 30%,...(?!).

Cũng theo ông Hiếu, không có một cơ sở khoa học nào để nói trần lãi suất ở mức 20%/năm là hợp lý. Lãi suất vừa là giá của đồng tiền cho vay nhưng đồng thời nó cũng là cái giá cho rủi ro của bên cho vay. Cho vay rủi ro cao thì ắt lãi suất phải cao, rủi ro thấp thì hưởng lãi suất thấp. Ông Hiếu viện dẫn, trên thế giới, ngay cả ở những nước tiên tiến với thị trường cho vay tiêu dùng đã đi trước Việt Nam rất nhiều năm, lãi suất cho vay tiêu dùng nhiều khi lên đến 30%, thậm chí cao hơn nhưng không bị công luận phản đối như tại Việt Nam.

Theo phân tích của giới chuyên gia, thực tế hiển nhiên lãi suất chính là thước đo của quan hệ cung - cầu, là “giá” của đồng vốn trong bối cảnh các tác nhân tác động lên nó. Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, có uy tín, thương hiệu, dự án kinh doanh khả thi và có tài sản thế chấp - hay còn được gọi là khách hàng đạt chuẩn - thì khi vay vốn có thể được tổ chức tín dụng “áp” một mức lãi suất hợp lý, hai bên cùng có lợi và đồng hành lâu dài. Nhưng đối với khách hàng mà các tiêu chí đánh giá độ an toàn đều yếu hơn, mục đích sử dụng vốn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn, thì tổ chức tín dụng buộc phải áp mức lãi suất cao hơn là điều hoàn toàn đúng theo quy luật cung-cầu. Do vậy, các chuyên gia nhận định, việc áp trần lãi suất 20%/năm chỉ phù hợp với các giao dịch vay mượn dân sự giữa các cá nhân hoặc tổ chức tự phát (không có sự bảo hộ của pháp luật) mà không phù hợp với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tài chính vi mô, hợp tác xã…, vốn chịu sự quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Trong nền kinh tế thị trường thì giá của hàng hóa trao đổi phải được thương lượng, đàm phán, thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện giữa các bên.

Không nên khống chế các tổ chức tín dụng

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, tổ chức tín dụng sinh ra để cho vay. Khi cho vay theo dự án, những dự án nhìn thấy rõ lợi nhuận, có tính khả thi thì có thể lãi suất rất nhẹ. Đối với những dự án có rủi ro thì tất nhiên lãi suất phải cao hơn. “Quy định trên chỉ nên khống chế trong quan hệ giao dịch dân với dân, chứ không khống chế các tổ chức tín dụng. Bởi vì, hiện nay hệ thống ngân hàng đang đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, ngay bản thân hệ thống ngân hàng cũng đã tự kiểm soát lẫn nhau”.

Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch nêu quan điểm, các ngân hàng không thể và không bao giờ dám cho vay nặng lãi. Dưới sự kiểm soát của NHNN, mọi hoạt động của các ngân hàng đều phải minh bạch và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước.Vậy thì tại sao chúng ta lại ra một điều luật trái với quy luật thị trường, để rồi trói buộc hệ thống ngân hàng? Mục tiêu mà chúng ta hướng tới là kiểm soátnhóm cho vay nặng lãi trong dân chúng, vậy thì nên tìm cách nào đó để giải quyết trong Bộ luật hình sự chứ không nên quy định trong BLDS.

Theo các chuyên gia, sở dĩ lãi suất cho vay của các TCTD luôn cần phải đảm bảo sự linh hoạt theo cơ chế thị trường bởi khi có món vay có tính rủi ro cao, tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro tương ứng, đồng nghĩa với việc một khoản tiền bị “nằm bất động” song vẫn phải trả lãi huy động. Hoặc khi món vay đó khách hàng không có khả năng trả nợ, tổ chức tín dụng buộc phải thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi, thì chi phí cho các thủ tục thanh lý tài sản rất cao, cũng phải được tính toán trong “giá thành” của vốn - tức lãi suất. Bên cạnh đó, quan hệ cung cầu và cạnh tranh lành mạnh của thị trường tiền tệ sẽ quyết định mức lãi suất thế nào là hợp lý trong từng giai đoạn, từng bối cảnh, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có TCTD nào tự mìnhnâng lãi suất để phải chịu cảnh “một mình một chợ” khiến khách hàng bỏ đi.

VPBank cho vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo với lãi suất chỉ từ 0,99%/năm

Từ nay đến 29/02/2016, VPBank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất dành cho các khoản vay không có tài sản bảo đảm (vay tiêu dùng tín chấp) với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,99%/năm. Các mức ưu đãi khác lần lượt là 9,99%/năm trong 3 tháng đầu tiên và 14,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên. Bên cạnh việc mang đến mức lãi suất hấp dẫn cho các khoản vay tiêu dùng tín chấp, VPBank hỗ trợ khách hàng vay có tài sản đảm bảo với hạn mức vay lên đến 10 lần thu nhập thực tế (tối đa 500 triệu đồng), thời gian vay tối đa lên đến 60 tháng và thủ tục xét duyệt khoản vay thuận tiện, nhanh gọn.

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến