Tranh cãi việc phi công nghỉ việc phải báo trước 6 tháng
20/04/2015 13:10:26
ANTT.VN – Theo dự thảo thông tư sửa đổi của Bộ GTVT có điều khoản: Nhân lực hàng không trình độ cao phải thông báo bằng văn bản 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng đang gây nhiều tranh cãi.

Tin liên quan

Ảnh minh họa (nguồn: vov.vn)

Bộ GTVT vừa thông báo dự thảo thông tư sửa đổi thông tư Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, trong đó có điều khoản nhân lực hàng không trình độ cao (gồm phi công, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay, nhân viên điều độ, khai thác bay) phải thông báo bằng văn bản 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng.

Với dự thảo thông tư sửa đổi này, lãnh đạo hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bày tỏ sự đổng tình, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay lịch bay của hãng được tính theo chu kỳ 6 tháng gồm cả nội dung về nguồn lực lao động nên việc phi công nghỉ đột xuất sẽ làm xáo trộn toàn bộ kế hoạch kinh doanh.

Ông Minh cũng nói thêm, để tìm một phi công thay thế, hãng phải mất 4 tháng và thêm 2 tháng để phi công mới quen việc, đồng thời, quy định này cũng đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường hàng không, an toàn trong khai thác bay.

Cùng quan điểm với Vietnam Airlines, theo ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Jetstar Pacific việc phi công nghỉ việc ít nhiều gây xáo trộn trong hoạt động bay của hãng, phi công nghỉ việc nên các phi công còn lại phải tăng ca để bù đắp, do đó việc người lao động thông báo nghỉ việc trước 6 tháng hãng sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch bay, đảm bảo hoạt động.

Ngược lại với ý kiến của lãnh đạo Vietnam Airlines, ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc Vietjet Air cho rằng, việc dự thảo thông tư quy định phải báo trước  khi nghỉ việc 180 ngày cũng với nội dung bồi thường chi phí đào tạo dành riêng cho đối tượng này là sự phân biệt đối xử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người lao động trong việc tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc…

Ông Khánh cũng cho biết, nhiều phi công ngoại từng làm việc ở hãng hàng không khác cũng yêu cầu thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng là 30 ngày, nếu quy định 180 ngày là gây khó dễ, khiến phi công không muốn đến làm việc tại Việt Nam, trong khi Vietjet Air có đến 90% là phi công nước ngoài.

Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GTVT lý giải, theo điều 70 Luật Hàng không cho rằng Bộ trưởng Bộ GTVT được phép quy định chế độ lao động, kỷ luật đặc thì của nhân viên hàng không nên có thể đưa ra trên mức 30 hay 45 ngày, thêm nữa quy định của Bộ luật Lao động đưa thời hạn thông báo "ít nhất", không phải thời hạn tối đa.

PV (th)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến