Đó là cảnh báo của Anne Korin, chuyên gia đến từ Viện Phân tích An ninh Toàn cầu.
Những “quốc gia chuyển đổi lớn” gồm Trung Quốc, Nga và Liên minh Châu Âu đang có “động lực mạnh mẽ để tránh đô la hóa”, Korin, đồng trưởng nhóm nghiên cứu về năng lượng và an ninh, cho biết hôm thứ Tư.
“Chúng tôi không biết những gì sẽ diễn ra sắp tới, nhưng những gì chúng tôi biết là tình hình hiện tại không bền vững”, cô nói. “Bạn đang có một câu lạc bộ các quốc gia đang phát triển - những quốc gia rất hùng mạnh”.
Chắc chắn rằng, đồng đô la đang được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất trên thế giới, và nó tăng lên trong thời kỳ kinh tế hoặc chính trị hỗn loạn.
Nhưng một yếu tố hạn chế các quốc gia duy trì sự nhiệt thành đối với đồng bạc xanh là triển vọng trong tương lai sẽ dễ chịu sự chi phối của Mỹ, khi họ giao dịch tất cả bằng đô la, ngay cả khi họ không có quan hệ gì với Mỹ”, Korin nói.
Cô dẫn chứng, Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, sau đó là khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Tình trạng đó khiến các công ty đa quốc gia châu Âu dễ bị trừng phạt từ Washington nếu họ tiếp tục làm ăn với Iran.
“Châu Âu muốn làm ăn với Iran. Nó không muốn tuân thủ luật pháp Mỹ vì đã làm ăn với Iran, phải không? Không ai muốn bị bắt đi tại sân bay mà chỉ vì làm ăn với các quốc gia Mỹ không vui vẻ làm ăn cùng”.
Do đó, các quốc gia có một “động lực rất, rất mạnh mẽ” để tránh xa việc sử dụng đồng bạc xanh, Korin khẳng định.
Và nếu đồng đô la giảm ảnh hưởng, các loại tiền tệ khác có thể lấp đầy vai trò truyền thống của đồng bạc xanh, đặc biệt là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
“Nhân dân tệ dầu khí” - đồng tiền được Trung Quốc thúc đẩy để đưa vào thanh toán trong giao dịch dầu khí - có thể là một cảnh báo sớm cho xu hướng tránh đô la hóa nói trên.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cố gắng quốc tế hóa việc sử dụng đồng tiền của mình - nhân dân tệ. Những động thái liên quan bao gồm việc đưa ra hợp đồng tương lai dầu thô bằng đồng nhân dân tệ và thông tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc thanh toán giao dịch dầu thô nhập khẩu bằng nội tệ chứ không phải là đồng đô la Mỹ.
Nhân dân tệ - đồng tiền tham gia trong giao dịch hợp đồng tương lai dầu thô và còn được biết đến là Nhân dân tệ dầu khí (petro-yuan) - có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho kỷ nguyên thống trị của đồng đô la Mỹ sắp kết thúc, cô nói.
“Tôi nghĩ rằng đó là một cảnh báo mạnh mẽ. Hãy nhìn xem, 90% dầu thô được giao dịch bằng đồng đô la Mỹ. Nếu có một sự khởi đầu để phá vỡ sự thống trị của đồng đô la đối với giao dịch dầu mỏ, thì đó là một cú hích theo hướng phi đô la hóa”, Korin chia sẻ quan điểm.
Tuy nhiên, cô nói thêm rằng mặc dù đồng nhân dân tệ dầu khí có thể là một nhân tố quan trọng cho quá trình từ bỏ đồng đô la Mỹ trên phạm vi quốc tế, nhưng chỉ một đồng tiền này thì chưa đủ để biến quá trình nói trên trở thành hiện thực.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy