Công trình hợp tác giữa nhiều trường đại học ở Úc, Hà Lan, Ireland và Anh, đã nghiên cứu sức khoẻ của phụ nữ và con của họ trong suốt 13 năm.
Kết quả cho thấy trẻ sinh có can thiệp, dù là mổ lấy thai hay gây chuyển dạ, đều dễ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ hơn, bao gồm các vấn đề về hô hấp, chuyển hóa, hoặc các bệnh như chàm.
Trẻ sinh mổ có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường hoặc béo phì gấp 2,5 lần
Kết quả nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Western Sydney, Trung tâm Y tế Đại học Groningen, Đại học Flinders, Đại học UCLAN, Đại học Sydney và Cao đẳng Đại học Cork, đã xem xét dữ liệu về sức khoẻ thu được từ gần 500.000 phụ nữ và con của họ.
Tất cả trẻ được sinh ở New South Wales trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2008. Trẻ được theo dõi trong 30 ngày đầu tiên, và sau đó đến 5 tuổi (2013).
Phụ nữ được chọn vào nghiên cứu với điều kiện khoẻ mạnh, không hút thuốc hoặc dùng ma túy, từ 20-35 tuổi, và sinh trong khoảng từ 37-41 tuần, sinh một và em bé có cân nặng sơ sinh trung bình.
Các tác giả thấy rằng 88% được nhận một loại thuốc giảm đau nào đó trong thời gian chuyển dạ.
Gần một nửa (43%) phụ nữ trong nghiên cứu được gây chuyển dạ, trong khi 11% sinh mổ.
Gần 2/5 (38%) sinh thường không can thiệp.
Những trẻ mà mẹ được gây chuyển dạ dễ bị vàng da gấp 3 lần. Trẻ cũng có khả năng phát triển những vấn đề về ăn uống.
Trẻ sinh mổ dễ bị hạ thân nhiệt trong 30 ngày đầu sau sinh.
Trong những năm tiếp theo, trẻ dễ phát triển các rối loạn chuyển hóa, như béo phì và tiểu đường, gấp 2,5 lần.
Nói chung, các nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn chuyển hóa và chàm đều hay gặp hơn ở trẻ sinh có can thiệp.
Nghiên cứu kết luận: "Trẻ sinh thường tự nhiên gặp ít vấn đề về sức khoẻ ngắn hạn và dài hạn hơn so với những trẻ sinh có can thiệp".
Trẻ sinh có bất kỳ biện pháp can thiệp nào đều dễ gặp vấn đề về sức khoẻ hơn
Tăng nguy cơ bị bệnh về lâu dài
Hannah Dahlen, giảng viên Khoa Điều dưỡng Đại học Western Sydney cho biết: "Kết quả cho thấy nguy cơ trẻ phát triển một vấn đề về sức khoẻ ngắn hoặc dài hạn nào đó sẽ tăng đáng kể nếu có sự can thiệp y khoa ở thời điểm chào đời".
Những trẻ sinh thường tự nhiên qua đường âm đạo, mà không sử dụng những can thiệp nội và ngoại khoa thông thường, có ít vấn đề về sức khoẻ hơn".
TS. Lillian Peters, chuyên gia dịch tễ tại hai trường đại học Hà Lan và Hội Nữ hộ sinh Amsterdam Groningen, nói thêm: "Những gì chúng tôi đã làm trong nghiên cứu này – rất đặc sắc – là xem xét việc sử dụng hormon để bắt đầu và kích thích chuyển dạ cũng như kiểu đẻ”.
"Với đội ngũ quốc tế, chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu trong tương lai để hy vọng khẳng định những phát hiện này của chúng tôi bằng cách đưa vào các dữ liệu trên quần thể khác, bao gồm thời gian theo dõi dài hơn đối với một loạt hậu quả sức khoẻ bất lợi ở trẻ, đặc biệt là những hậu quả hay gặp sau 5 tuổi”.
GS. Dahlen tin rằng trẻ sơ sinh có thể không nhận được những vi khuẩn lành mạnh mà chúng sẽ có nếu được sinh qua đường âm đạo.
"Có một sự hiểu biết chung rằng can thiệp y tế có thể làm gián đoạn stress bình thường của việc sinh nở và gieo rắc hệ vi sinh vật lành mạnh và điều này có thể dẫn đến một loạt các hậu quả sức khoẻ khác nhau", bà nói.
"Quá ít stress (nghĩa là không có chuyển dạ và mổ lấy thai) và stress quá nhiều (gây chuyển dạ/tăng chuyển dạ và sinh có dụng cụ) có thể có tác động tiêu cực".
"Điều quan trọng là người mẹ và người cha cần có tất cả thông tin về những tác động ngắn và dài hạn của can thiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn".
Tại sao bạn cần mổ đẻ?
Có nhiều lý do để bác sĩ khuyên bạn nên mổ lấy thai thay vì sinh thường.
Nếu bạn bị các biến chứng trong lần mang thai hoặc lần sinh trước, hoặc trong lần mang thai này, bạn có thể được khuyên nên mổ đẻ có kế hoạch.
Nếu bạn dự định sinh thường, nhưng các biến chứng trong khi chuyển dạ hoặc khi đẻ khiến bạn phải mổ lấy thai, thì đó gọi là mổ đẻ cấp cứu.
Dưới đây là những lý do khiến bạn có thể phải mổ đẻ cấp cứu hoặc theo kế hoạch, thay vì sinh thường:
• Đã có ít nhất một lần mổ đẻ.
• Em bé có ngôi ngược (ngôi mông.
• em bé có ngôi ngang, hoặc thay đổi tư thế (ngôi không ổn định).
• Bạn bị rau bám thấp (rau tiền đạo).
• Bạn có bệnh nội khoa, như bệnh tim hoặc tiểu đường.
• Bạn đã từng bị mất em bé, trước hoặc trong khi chuyển dạ.
• Dự kiến sinh đôi hoặc hơn.
• Em bé phát triển không bình thường trong tử cung.
• Bạn bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật, gây nguy hiểm cho nếu sinh chậm.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy