Dòng sự kiện:
Triển vọng sáng của chứng khoán Việt Nam trong mắt những nhà quản lý quỹ ngoại
25/01/2023 08:06:06
Thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm 2022 đầy sóng gió sau hai năm khởi sắc (2020 – 2021). Trái với tâm lý tiêu cực của những nhà đầu tư cá nhân, các nhà quản lý quỹ ngoại vẫn giữ một tinh thần lạc quan.

Tổng quan bức tranh chứng khoán 2022, thua lỗ là một cụm từ được số đông giới đầu tư nhắc đến. Động thái siết chặt quản lý hoạt động phát hành trái phiếu, thanh lọc thị trường sau những thương vụ thao túng giá cổ phiếu của những ông chủ doanh nghiệp khiến VN-Index đảo chiều nhanh chóng sau khi thiết lập vùng đỉnh trên ngưỡng 1.500 điểm.

Trong tháng 11/2022, chỉ số từng có thời điểm rơi xuống dưới 900 điểm, đỉnh điểm hơn 300 mã đóng cửa với mức giảm hết biên độ tác động lên tâm lý của nhà đầu tư. Sau cú sụt giảm mạnh vừa qua, với nhiều người chứng khoán không còn là một kênh đầu tư “đầy màu hồng”, dễ dàng kiếm tiền như hình dung trước đó. Giới đầu tư chứng khoán F0 đã “tốt nghiệp”.

Sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam có phần suy giảm trong xu hướng đi xuống của VN-Index. Lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở hàng tháng vẫn đạt hàng trăm nghìn, song con số trên dường như không còn nhiều ý nghĩa khi lượng tiền mới gia nhập vào thị trường không còn tỷ lệ thuận như giai đoạn trước đó.

Bối cảnh đầu tư khó khăn, dòng tiền trên thị trường chứng khoán còn bị cạnh tranh bởi cuộc đua tăng lãi suất huy động từ các ngân hàng thương mại. Việc tiền dịch chuyển từ khu vực rủi ro hơn sang tìm kiếm sự an toàn là xu hướng tất yếu.

Mặt khác, những thông tin tiêu cực về trái phiếu doanh nghiệp cộng hưởng hiệu suất âm của các quỹ cổ phiếu, những nhà quản lý quỹ đối mặt với làn sóng rút quỹ đột ngột, phải bán đi tài sản để trả tiền cho các nhà đầu tư.

Nhịp giảm sâu tháng 10 và 11 đẩy nhiều quỹ đầu tư rơi vào trạng thái tiêu cực nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tài sản thuộc quyền quản lý của nhiều quỹ đầu tư bị thổi bay hàng tỷ, hàng trăm triệu USD chỉ sau vài tháng. Tuy nhiên, điểm cộng đó sự lạc quan đến từ những nhà quản lý góp phần lan tỏa tâm lý tích cực trên thị trường.

Khi thị trường điều chỉnh về mức định giá hấp dẫn, dòng tiền từ những tổ chức nước ngoài gia nhập, đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Xu hướng rõ nét nhất diễn ra trong hai tháng cuối năm. Khối ngoại mua ròng hơn 16.900 tỷ đồng trong tháng 11, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nguồn vốn trên đến từ việc cơ cấu lại danh mục từ các quỹ và chủ yếu đến từ hai quốc gia Đài Loan, Thái Lan.

Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ Đài Loan giải ngân mạnh tay nhất vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay. Theo thống kê của phóng viên, tổng giá trị giải ngân của quỹ ngoại này trong 11 tháng đầu năm khoảng 432 triệu USD (10.600 tỷ đồng).

Theo ông Yang Yining, nhà quản lý quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam sau nhịp điều chỉnh đã về vùng hấp dẫn khi sát ngưỡng trung bình 10 năm. Sự khởi sắc về bức tranh vĩ mô thu hút thêm hàng trăm nghìn nhà dầu tư xứ Đài rót tiền vào cổ phiếu Việt Nam.

Đây qu là thi đim tt đ đu tư vào th trường chng khoán Vit Nam”, ông Yang Yining nhấn mạnh trong báo cáo phân tích cuối tháng 11.

Những đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam nói chung và chứng khoán Việt Nam nói riêng được nhiều nhà quản lý quỹ ngoại đưa ra. Một nhân vật nổi tiếng và quen thuộc với giới đầu tư đó là ông Petri Deryng, nhà quản lý danh mục của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan – Pyn Elite Fund.

Giá trị tài sản của quỹ Pyn mất hàng nghìn tỷ đồng từ mức đỉnh 1 tỷ USD sau làn sóng giảm giá, song vị chuyên gia này vẫn luôn có quan điểm tích cực về thị trường và luôn đưa ra những quan điểm trấn an nhà đầu tư trong mỗi sự kiện đặc biệt hay nhịp giảm sâu.

Trong cuộc phỏng vấn riêng với phóng viên hay chia sẻ trên một chương trình trên sóng VTV, ông Petri Deryng chia sẻ việc theo dõi tiềm năng doanh nghiệp, nắm giữ đến vùng giá mục tiêu thay vì cách chọn “lo lắng” mỗi khi thị trường giảm sâu. “Một vài NĐT không vui khi thị trường giảm nhưng đừng lo lắng quá nhiều nếu trong tay bạn đang cầm những cổ phiếu tốt.”

Phân tích về triển vọng sắp tới của thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng của VinaCapital, cũng cho rằng những thông tin tác động tiêu cực đến chỉ số như việc thắt chặt tín dụng, trái phiếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Giá cổ phiếu sớm hồi phục khi các điều kiện tín dụng bất động sản được nới lỏng.

Từ những quan điểm trên thị thấy rằng những nhà quản lý quỹ ngoại đang có góc nhìn tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Những sóng gió sẽ sớm qua đi, một thị trường chứng khoán minh bạch sau đợt “làm sạch” sẽ phản ánh đầy đủ những tiềm năng.

Tác giả: Lợi Hoàng/VNB

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến