Giá dầu đang trên đà đạt được mức tăng hàng tuần vào thứ Sáu (11/1) sau khi thị trường tài chính gần như được trút bỏ gánh nặng với kỳ vọng về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sớm giải quyết tranh chấp thương mại, và việc cắt giảm sản lượng dầu thô do OPEC dẫn đầu đã thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Mặc dù vậy, các thị trường vẫn bị kiểm soát bởi những dự báo về sự suy giảm kinh tế trong năm 2019.
Hợp đồng dầu thô Brent giao tương lai LCOc1 giữ mức 61,59 USD / thùng, giảm 9 cent, tương đương 0,15%, từ lần chốt phiên trước.
Hợp đồng tương lai dầu thô WTI CLc1 thấp hơn 4 xu so với mức ghi nhận trong phiên cuối trước đó, ở mức 52,55 USD / thùng.
Cả hai hợp đồng dầu Brent và WTI đều được thiết lập cho tuần tăng thứ hai liên tiếp, tăng lần lượt gần 8% và 10%.
Các thị trường đã được hỗ trợ bởi triển vọng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể được giải quyết ngay sau khi có nguồn tin từ các quan chức cho biết các cuộc đàm phán kéo dài ba ngày trong tuần này đã kết thúc lạc quan và các cuộc đàm phán tiếp theo có thể sẽ diễn ra trong tháng đầu năm này.
Xuất khẩu dầu từ Iran đã thấp hơn kể từ tháng 11 năm 2018, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước này được nối lại, cũng đã hỗ trợ giá dầu thô.
Mặc dù vậy, mối quan ngại về nền kinh tế toàn cầu vẫn còn kéo dài, với những dấu hiệu gần đây cho thấy sự tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2018 và 2019 sẽ đạt mức thấp nhất kể từ năm 1990.
“Nếu chúng ta lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, thị trường dầu thô sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn do mối tương quan với tăng trưởng kinh tế”, Hue Frame, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Frame Funds ở Sydney đã nhận xét.
Hiện nay, hầu hết các nhà phân tích đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới 3% cho năm 2019, trong đó, một số nhà phân tích thậm chí còn lo sợ về một cuộc suy thoái sắp xảy ra trong tương lai trong bối cảnh tranh chấp thương mại và nợ nần chồng chất.
OPEC cắt giảm nguồn cung
Về phía nguồn cung, các thị trường dầu mỏ đang nhận được sự hỗ trợ lớn từ việc cắt giảm nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dẫn đầu nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ xuất hiện vào nửa cuối năm 2018.
Một lý do quan trọng cho tình trạng dư thừa là do tại Hoa Kỳ, sản lượng dầu thô C-OUT-T-EIA tăng vọt hơn 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong năm 2018 lên mức kỷ lục 11,7 triệu bpd.
Công ty tư vấn JBC Energy trong tuần này đã có thông báo về khả năng sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đạt giá trị cao hơn 12 triệu bpd trong tháng 1/2019.
Với sự cân bằng cung và cầu trên tổng thể, ngân hàng Thụy Sĩ Julius Baer cho biết đây là mức giá trung lập trong dự báo về triển vọng giá dầu.
Norbert Ruecker, người đứng đầu nghiên cứu hàng hóa tại ngân hàng cũng cho biết, “ Chúng tôi nhìn thấy thị trường dầu mỏ cũng khá cân bằng trong tương lai gần, vì các quốc gia hóa dầu đang tạo điều kiện cho tăng trưởng sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ”.
Hải Yến/Theo Reuters
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy