Ngày 29/5, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM đã khởi tố, bắt tạm giam 11 bị can về tội Cưỡng đoạt tài sản. Các bị can bị khởi tố là giám đốc, trưởng nhóm, quản lý, nhân viên của một số công ty thu hồi nợ ở TPHCM.
Họ gồm: Nguyễn Mạnh Hải (30 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa), Giám đốc Công ty thu hồi nợ Tiếng Nói Hay; Vũ Ngọc Minh Khánh (28 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa), trưởng nhóm; Nguyễn Thị Thùy Vân (28 tuổi, ngụ quận 7); Trần Thị Mai (27 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) là nhân viên của Công ty Golden quản lý của khoảng 21 app cho vay.
Ngoài ra, một số nhân viên khác của Công ty Golden, Công ty Bamboo… quản lý các app cho vay trên mạng cũng bị khởi tố.
Nhóm bị can vừa bị cơ quan công an khởi tố (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo điều tra ban đầu, Hải là Giám đốc Công ty Tiếng Nói Hay, có nhiệm vụ hướng dẫn, điều hành cho vay qua app, thu hồi nợ theo sự chỉ đạo của người chủ mang quốc tịch Trung Quốc. Khánh và Vân là 2 nhân viên của Hải. Trong đó, Khánh quản lý 10 nhân viên chuyên thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ khách vay trễ hạn trong vòng 15 ngày.
Mỗi ngày, từng thành viên nhận khoảng 10 hồ sơ khách vay trễ hạn để thực hiện việc thu hồi nợ và được hưởng lợi 50.000 đồng/3 hồ sơ đầu và 50.000 đồng cho mỗi hồ sơ tất toán tiếp theo.
Nhân viên đòi nợ tại công ty này được tính chỉ tiêu (gọi là KPI) và sẽ được công ty thưởng từ 3-3,5 triệu đồng khi đạt KPI.
Để thực hiện việc đòi nợ, Hải đã cấp điện thoại, sim cho nhân viên, kèm mẫu tin nhắn với nội dung thô tục. Ngoài ra, anh ta còn gửi họ tên khách hàng, số điện thoại cha, mẹ của khách hàng, số tiền… để các thành viên trong nhóm sử dụng gọi điện, nhắn tin đe dọa khách vay và người thân nhằm mục đích để họ trả tiền cho công ty.
Nguyễn Mạnh Hải, Giám đốc Công ty thu hồi nợ Tiếng Nói Hay tại trụ sở công an (Ảnh: Công an cung cấp).
Còn Trần Thị Mai, nhân viên Công ty Golden là quản lý của khoảng 21 app cho vay gồm: baovay, goldvay, sugarvay, ezvay... Hàng ngày, các nhân viên sẽ được hướng dẫn cách thức đòi tiền và được trả lương kèm theo phụ cấp là tiền thưởng, tiền trách nhiệm.
Công an xác định, mỗi app vay sẽ tạo một nhóm trên mạng xã hội để điều hành và chia cấp từ S0 (nhân viên mới) đến S2 (nhân viên đòi nợ có thâm niên từ 8 đến 30 ngày). Trường hợp khách hàng không trả, nhóm này nhắn tin, đe dọa sẽ ghép ảnh vợ con của người vay đăng lên trang mạng làm gái. Chúng còn ghép hình thờ đăng lên mạng xã hội hay dán vào cột điện…
Theo công an, các app vay sẽ có ba cấp độ khi đòi nợ. Từ nhắn tin đe dọa, đến uy hiếp tinh thần người vay tiền rồi khủng bố người thân bằng cách cắt ghép hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội.
Tác giả: Hoàng Hướng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy