Tổng thống Mỹ Donald Trump dự một sự kiện ở Minnesota hôm 15/4. (Ảnh: Reuters)
“Chúng tôi sẽ chiến thắng bằng mọi cách. Chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng một thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận nào”, ông Trump nói nhân dịp dự một cuộc gặp bàn tròn của các doanh nhân ở Burnsville, bang Minnesota.
Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phát biểu trên đài Fox rằng các nhà đàm phán đang đạt được nhiều tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều việc để làm, trong đó có vấn đề thực thi.
Trước đó, Reuters dẫn các nguồn tin nội bộ cho biết các nhà đàm phán Mỹ đã chấp nhận hạ thấp đòi hỏi Trung Quốc phải bỏ hỗ trợ công nghiệp để hai nước có thể đạt được thoả thuận, vì vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Bắc Kinh.
Vấn đề hỗ trợ công nghiệp rất gai góc vì chúng đan xen với chính sách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh thực hiện hỗ trợ và giảm thuế cho các công ty nhà nước và các ngành được coi là có vai trò chiến lược cho phát triển lâu dài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã và đang củng cố vai trò của nhà nước trong nhiều khía cạnh của nền kinh tế.
Theo các nguồn tin, nhằm thúc đẩy một thoả thuận với Trung Quốc vào tháng sau, các nhà đàm phám Mỹ đã phải nhượng bộ so với đòi hỏi ban đầu của họ về vấn đề hỗ trợ công nghiệp và tập trung vào những lĩnh vực khác mà họ nghĩ là Trung Quốc dễ chấp nhận hơn.
Đó là những vấn đề chuyển giao công nghệ ép buộc, cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ và mở rộng tiếp cận thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh đã có tín hiệu sẽ nhượng bộ trong những vấn đề đó.
Một trong những điểm nghẽn trong đàm phán là việc loại bỏ chính sách tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Dư luận kỳ vọng các nhà đàm phán Mỹ sẽ duy trì mức tăng thuế nhất định lên hàng Trung Quốc, biện pháp mà Washington coi là để trả đũa cho nhiều năm hứng chịu tổn thất vì các cách làm thương mại không công bằng của Bắc Kinh.
Vai trò của các công ty nhà nước trong thoả thuận này có thể có lợi cho Mỹ. Chính quyền Trump muốn Trung Quốc mua hàng nghìn tỷ đô la hàng Mỹ trong 6 năm tới để giảm thâm hụt thương mại. Các công ty nhà nước Trung Quốc có thể thực hiện điều đó, các nguồn tin cho biết.
Một điểm mâu thuẫn nữa giữa hai nước là viễn thông. Nhưng Trung Quốc sẽ gia tăng vai trò của nhà nước trong ngành này, thay vì giảm bớt, nguồn tin cho biết.
Sức ép từ Mỹ lên các đồng minh phải giảm hợp tác với các công ty công nghệ viễn thông Trung Quốc như Huawei cho thể khiến chính phủ tăng cường hỗ trợ để phát triển ngành này trong nước.
Theo Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy