Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch 'Made in China 2025'
26/03/2015 10:26:43
ANTT.VN - Một kế hoạch trong vòng 10 năm với hy vọng "thay máu" ngành công nghiệp Trung Quốc.

Tin liên quan

Chiến dịch này là một phần trong kế hoạch đẩy mạnh sức cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường thế giới

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc hôm qua (25/3) đã cam kết sẽ đẩy mạnh ảnh hưởng của chiến lược “Made in China 20125” (tạm dịch là: sản xuất tại Trung Quốc).

Theo thông báo đưa ra bởi cuộc họp lãnh đạo Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, đẩy nhanh hiện đại hóa công nghiệp hóa phải nhờ phần lớn vào khu vực sản xuất.

Chiến dịch “Made in China 2025” được đưa ra trong năm nay nhằm tăng cường năng lực sản xuất nội địa, đẩy mạnh “đổi mới Trung Quốc” và điều này được kỳ vọng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế của TQ đạt mức cao-trung-bình.

Vào 5/3, ông Lý Khắc Cường cho biết sẽ ban hành thực thi chiến dịch “Made in China 2025” song song với “Tăng cường Internet”, dựa trên việc cải tiến, công nghệ thông minh, Internet di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.

Theo đó, thông tin hóa và công nghiệp hóa sẽ là kim chỉ nam cho các  lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc chú trọng và ưu tiên nhất trong 10 lĩnh vực, bao gồm công nghệ thông tin, vật liệu mới và hiện đại hóa nông nghiệp.

Cụ thể, chiến dịch “Made in China 2025” là chiến dịch trọng điểm kéo dài 10 năm được đưa ra nhằm biến đổi khu vực sản xuất. Kế hoạch này kêu gọi thay đổi phương thức sản xuất đơn giản, tập trung vào công nhân, thay vào đó là khu vực sản xuất phức tạp có đủ khả năng cạnh tranh với các quốc gia công nghiệp hóa. Chiến dịch sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, bao gồm đưa ra những biện pháp có lợi cho lĩnh vực công nghệ và gia tăng những ngành công nghiệp mới.

Chính phủ sẽ đưa ra một khoản hỗ trợ tài chính trị giá 6.38 tỉ USD cho lộ trình cải tiến này bao gồm vốn rót vào các ngành công nghiệp mới nổi và tạo thị trường cổ phiếu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những biện pháp trước đây do chính quyền Tập Cận Bình đưa ra nhằm giảm giá thành lao động đã bắt đầu nảy sinh vấn đề. Các nhà sản xuất trên thế giới tận dụng cơ hội này tràn đến Trung Quốc, coi đây như “công xưởng của thế giới”, tuy nhiên mức lương tối thiểu đã tăng hơn 50% trong suốt 5 năm qua tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích chuyển dịch sang nền công nghiệp “giá trị gia tăng”, ví dụ như lắp đặt rô-bốt công nghiệp tại các nhà máy.  

Tú Anh (theo Sina)

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến