Ảnh minh họa. (Nguồn Shanghai Observer)
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung than toàn cầu ngày càng có nhiều bất ổn do biến động địa chính trị. Thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố, sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu than về mức 0% từ ngày 1/5/2022 đến 31/3/2023, nhằm “tăng cường cung cấp năng lượng và thúc đẩy phát triển chất lượng cao”. Các loại than khác nhau thường chịu thuế suất từ 3%-6% tại Trung Quốc trước khi được dỡ bỏ.
Trung Quốc từng cắt giảm thuế quan để hỗ trợ nhập khẩu than trước đây, nhưng đã không làm như vậy trong hơn một thập kỷ. Lần cuối cùng Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan đối với than là vào năm 2008, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính. Thuế nhập khẩu đã được khôi phục vào năm 2014. Việc loại bỏ thuế thường được chính phủ cho phép trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
Trung Quốc đã nêu bật tầm quan trọng của an ninh năng lượng sau khi xung đột Nga-Ukraine đẩy giá hàng hóa toàn cầu lên cao. Các lãnh đạo của nước này, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã nhiều lần đề cập đến vai trò quan trọng của than trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc bất chấp cam kết giảm dần việc sử dụng than và đưa lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2030. Hôm 20/4, Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tăng công suất than thêm 300 triệu tấn trong năm nay, để đảm bảo nguồn cung năng lượng sau cuộc khủng hoảng điện vào năm ngoái và hạ giá than.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, động thái dỡ bỏ thuế quan được cho là sẽ đảm bảo hơn nữa nguồn cung và đặc biệt sẽ giúp ổn định giá than trong nước vốn đang có xu hướng tăng ở Trung Quốc.
Cũng theo các chuyên gia, động thái này sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu than lớn như Indonesia, Nga và Mông Cổ, nhưng không có lợi cho Australia, khi lượng than nhập khẩu từ nước này sang Trung Quốc đang ngày càng giảm trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng. Trong khi đó, chính sách mới có thể mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu Nga – đối tác nhập khẩu than lớn thứ hai của Trung Quốc năm 2021, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng xuyên biên giới. Hôm 27/4, Nga đã chính thức hoàn thành đoạn cầu Đông Giang-Nizhneleninskoye - cây cầu đường sắt đầu tiên với Trung Quốc sau 8 năm xây dựng. Cây cầu này rất thuận lợi cho việc vận chuyển các loại hàng hóa như quặng sắt, than đá và gỗ.
Giá than quốc tế đang tăng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine. Các nước châu Âu và cả Mỹ cũng đang hướng tới than đá khi giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng cao.
Truyền thông Trung Quốc dẫn dữ liệu hải quan cho hay, trong 6 năm từ 2008-2013, nhập khẩu than của nước này đã tăng từ 40,4 triệu tấn lên 300 triệu tấn. Tuy nhiên, gần đây, nhập khẩu than của Trung Quốc liên tục giảm. Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy, quốc gia này đã nhập khẩu 51,81 triệu tấn than trong quý đầu năm nay, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3, lượng nhập khẩu giảm 39,9%. Năm 2021, nước này đã nhập khẩu 323,22 triệu tấn than, theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Than Trung Quốc, chiếm khoảng 8% tổng lượng than tiêu thụ./.
Tác giả: Bích Thuận
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy