Dòng sự kiện:
Trung Quốc muốn gì khi xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới?
22/02/2016 10:19:40
ANTT.VN – Đổ tiền vào xây dựng kính thiên văn lớn nhất mọi thời đại, mục đích thực sự của Bắc Kinh có thể không phải là tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, mà là thu hút những vì “tinh tú” trong giới khoa học thế giới.

Tin liên quan

Kính viễn vọng vô tuyến FAST sau khi xây xong. Đồ họa: Tân Hoa Xã

Đầu tuần trước, Bắc Kinh thông báo nước này sẽ sớm di dời 9.110 dân để chuẩn bị xây dựng kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ (FAST), với mục đích nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh.

Bắc Kinh cho biết ngay khi hơn 9.000 dân “kém may mắn” này bị di dời, họ sẽ bắt tay vào công việc xây dựng, đồng thời khởi động chiến dịch thu hút một lượng lớn nhân sự vận hành.

Chắc chắn sẽ không đơn giản. Trung Quốc xưa nay luôn là nước có số lượng du học sinh lớn nhất. Điều tróe nghoe là trừ những thành phần “con ông cháu cha”, thì đại bộ phận cử nhân, kĩ sư giỏi đều chọn phương án ở lại nước sở tại, thay vì trở về cống hiến cho tổ quốc. Các nhà khoa học và nghiên cứu sinh mang quốc tịch Trung Quốc cũng chiếm phần trăm lớn nhất những người ở lại Mỹ sau khi đạt được học vị tiến sĩ tại đây.

Nguyên nhân chủ yếu có nhiều, trong đó có thể kể đến nền khoa học bị định hướng, kiểm soát bởi chính phủ trung ương; kết nối Internet bị kiểm duyệt gắt gao, cản trợ họ kết nối với cộng đồng khoa học trên thế giới. Ngoài ra còn phải nhắc tới tình trạng nhũng nhiễu, không minh bạch – công bằng trong các cơ sở nghiên cứu của quốc gia Đông Á.

Những năm gần đây, Bắc Kinh đã triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn dòng chảy chất xám này. Năm 2008, nước này công bố chương trình “1.000 tài năng lương lai” nhằm thu hút những nhà khoa học Trung Quốc đang ở nước ngoài với mức lương và trợ cấp hậu hĩnh. Tuy nhiên chương trình này không lâu sau đó đã phải chấm dứt trong im lặng bởi những nhà lãnh đạo tại vị…không sẵn lòng rời vị trí của mình để mở đường đón dòng nhân tố mới.

Từ 2004 tới năm 2014, Trung Quốc đã tăng chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) với tốc độ chóng mặt 23% mỗi năm. Năm 2012, nước này vượt châu Âu về tỉ lệ phần trăm GDP đổ vào nghiên cứu. Tuy nhiên sự tăng trưởng đột biến này lại che dấu một thực trạng nguy hiểm.

Theo một khảo sát được thực hiện năm 2014 bởi Nature, Trung Quốc trước nay luôn giành ra rất ít tiền để nghiên cứu những công nghệ cơ bản, mang tính nền tảng. Thay vào đó, họ đổ tiền vào các công nghệ “mì ăn liền”, chỉ phục vụ cho mục đích trước mắt, ngắn hạn. Đây không phải một chiến lược đầu tư bền vững, đồng thời cũng không đủ sức hấp dẫn các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Không thành công, Bắc Kinh dường như đang quay sang các kiểu mẫu đã được áp dụng thành công trên thế giới. Mỹ là một đối tượng như vậy. Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ trở thành chốn dừng chân, nơi tụ hẹn của giới khoa học trên khắp thế giới, với chính sách nhập cư thông thoáng và các điều khoản hỗ trợ nghiên cứu hào phóng. 

Các quốc gia châu Âu cũng đang đẩy mạnh thu hút nhân tài trong những năm gần đây, có thể kể tới chương trình “Máy gia tốc hạt lớn – LHC” ở Thụy Sĩ, đã và đang thu hút được hàng trăm nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.

Thành công của dự án LHC là một kiểu mẫu trong mô hình thu hút các nhà khoa học trên thế giới. Ảnh: Reuters

Bởi vậy có lý do để tin rằng động cơ thực sự của Trung Quốc đằng sau cỗ máy thiên văn khổng lồ có thể sẽ không dừng lại chỉ ở nghiên cứu, mà còn là một “cục nam châm” thu hút giới nghiên cứu trên thế giới. Nếu bạn là một nhà khoa học về thiên văn, đặc biệt mang quốc tịch Trung Quốc, có thể sẽ không có nơi nào cung cấp môi trường làm việc tốt hơn tại đây.

Chưa dừng lại ở đó. Mùa thu năm ngoái, Trung Quốc thông báo sẽ xây dựng thế hệ máy gia tốc hạt tiếp theo của LHC vào năm 2020. Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Gerard’t Hooft, nhà Nobel Vật lý 1999, tuyên bố chiếc máy gia tốc trên sẽ thu hút được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Dĩ nhiên lợi ích về kinh tế chỉ là một yếu tố, danh tiếng và uy tín quốc gia trong mắt giới khoa học toàn cầu có thể mới là cái mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thèm muốn.

Một vài ngày sau khi các nhà khoa học Mỹ tuyên bố sự tồn tại của “Sóng hấp dẫn”, giới nghiên cứu Trung Quốc đã ngay lập tức đưa ra 3 dự án riêng biệt nhằm tăng tốc quá trình nghiên cứu vũ trụ của quốc gia này.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thậm chí còn cho chạy dòng ‘tít’: “Tại sao chúng ta lại lỡ mất Sóng hấp dẫn?”. Rõ ràng là Trung Quốc không muốn chậm chân trong bất kì một bước tiến khoa học nào nữa trên thế giới”.

Chưa thể khẳng định những dự án trên sẽ thành công. Chiến dịch thắt chặt kiểm soát gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang khiến xã hội nước này thêm ngột ngạt, trong khi các thành tựu khoa học vẫn tiếp tục mang nhiều màu sắc chính trị.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, sức mạnh tài chính sẽ là một lợi thế của Bắc Kinh, giúp nước này khỏa lấp chỗ trống kinh nghiệm, thu hút được những nhà khoa học giỏi nhất trên thế giới.

Phần còn lại của thế giới chào đón sự cạnh tranh này!

Nghi Điền

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến