Theo đó, thuế đánh vào các mặt hàng dệt may, trang thiết bị xây dựng cùng hơn 1.500 mặt hàng khác sẽ giảm kể từ ngày 1/11. Báo chí Trung Quốc mô tả biện pháp này dự kiến sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng trong nước khoảng 60 tỷ Nhân dân tệ (8,7 tỷ USD).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Theo Business Insider, bước đi trên cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng đấu với Mỹ và đã trù liệu một cuộc chiến thuế trường kỳ. Thực tế, mọi dấu hiệu đến nay đều cho thấy chiến tranh thương mại sẽ kéo dài. Bắc Kinh đã lập tức hủy đàm phán sau khi Tổng thống Trump thông báo áp gói thuế 200 tỷ USD còn Washington cảnh báo sẽ tiếp tục ra đòn nếu bị trả đũa.
Theo Edward Alden, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức cố vấn phi lợi nhuận có trụ sở ở New York, động thái ngày 26/9 của Trung Quốc còn chứng tỏ nước này đang cố gắng xoắn kết các điều kiện kinh tế lại nhằm làm chủ "thế trận".
"Cắt giảm thuế có ý nghĩa rất quan trọng, nếu bạn lo về tăng cường vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, nếu bạn cắt giảm thuế - đặc biệt là đối với các mặt hàng trung gian – thì nó giúp ích cho sự cạnh tranh của các công ty bên trong Trung Quốc và giúp hạ thấp chi phí tiêu dùng trong thời gian cuộc chiến thuế quan khiến giá cả bị đẩy lên", ông Edward Alden nói.
Về cơ bản, việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa không phải của Mỹ sẽ đóng vai trò như một van xả cho một số áp lực từ cuộc chiến thương mại. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ không thấy giá hàng hóa tăng cao, và như vậy sức ép từ người dân lên chính phủ phải đạt thỏa thuận với Mỹ sẽ giảm bớt.
Bên cạnh đó, quyết định cắt giảm thuế của Trung Quốc sẽ càng khiến các nhà sản xuất Mỹ gặp khó khăn, vì người tiêu dùng Trung Quốc sẽ từ bỏ các hàng hóa Mỹ và quay sang những lựa chọn rẻ tiền hơn từ các nước khác. Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định điều đó có nghĩa là lợi ích từ việc cắt giảm thuế sẽ rơi vào tay các công ty không phải của Mỹ.
Hiện tại đã có nhiều hãng Trung Quốc chuyển sang các nguồn lực ngoài Mỹ để đảm bảo nhu cầu. Sự kết hợp giữa biểu thuế cao đánh vào hàng hóa Mỹ và biểu thuế thấp hơn đánh vào các hàng hóa khác sẽ càng đẩy nhanh sự đổi hướng này.
Chuyên gia Alden cho rằng, bước đi mới là một phần chiến lược dài kỳ của Trung Quốc. Bằng cách xây dựng quan hệ với các nước khác, Bắc Kinh có thể gia tăng sự ảnh hưởng kinh tế trên toàn thế giới, và dứt bỏ sự phụ thuộc kinh tế khỏi Mỹ. Ông lý giải: "Việc cắt giảm thuế gần như dành cả cho các đối thủ cạnh tranh lợi nhuận của Mỹ và điều đó giúp Trung Quốc tạo được thiện chí ở những nơi khác".
Hồi tháng 7, Trung Quốc thông báo cắt giảm thuế quan đánh lên xe hơi và các mặt hàng như quần áo và đồ gia dụng. Reuters ước tính mức thuế trung bình của Trung Quốc sẽ giảm còn 7,5% trong năm 2018, từ con số 9,8% năm 2017.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy