Bên lề cuộc họp quốc hội thường niên ngày 8/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ủng hộ quyết định của Huawei, một ngày sau khi công ty này đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm lật lại lệnh cấm liên bang đối với thiết bị của họ.
Ông Vương Nghị phát biểu: "Chúng tôi ủng hộ Huawei và cá nhân trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính họ thay vì chấp nhận trở thành nạn nhân như những con cừu im lặng".
Theo ông Vương, sự việc này không đơn thuần là một vụ án tư pháp thuần túy, mà là một động thái chính trị có chủ ý nhằm vào doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc. Ông Vương cũng nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và công ty nước này
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại họp báo ngày 8/3. Ảnh: REUTERS
"Người dân có thể nói đúng nói sai, song công lý sẽ thắng thế. Những gì chúng tôi làm không chỉ đại diện cho lợi ích một công ty mà còn đại diện cho quyền phát triển của một quốc gia, và bằng cách mở rộng quyền cơ bản của tất cả quốc gia muốn leo lên nấc thang công nghệ. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ tuân thủ quy tắc, vượt qua rào cản định kiến và tạo sân chơi bình đẳng cho mọi quốc gia, với mục đích hình thành nên một môi trường lành mạnh để người dân trên thế giới tương tác với nhau" - ông Vương nói.
Trong nhiều năm qua, Washington vận động các đồng minh từ bỏ Huawei khi xây dựng mạng điện thoại 5G vì lo ngại về một điều luật của Trung Quốc năm 2017. Đó là yêu cầu các công ty hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực tình báo quốc gia.
Kể từ tháng 8 năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Huawei và ZTE Corp, một doanh nghiệp viễn thông khác của Trung Quốc.
Giám đốc Tài chính Huawei Meng Wanzhou. Ảnh: EPA
Thực tế, theo các nguồn tin cũng như tài liệu liên quan mà Reuters biết, các hoạt động của công ty Huawei đã bị chính quyền Mỹ kiểm tra rất lâu trước khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại.
Những người rành rẽ về các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại tiết lộ với Reuters rằng hai bên vẫn còn nhiều việc phải làm và các cuộc đàm phán vẫn có nguy cơ thất bại. Các chính sách công nghiệp của Trung Quốc, bao gồm kế hoạch "Made in China 2025" (tạm dịch: Sản xuất ở Trung Quốc năm 2025) nhằm thúc đẩy các lĩnh vực về robot, hàng không vũ trụ, năng lượng sạch... đã khiến phương Tây lo ngại.
Hiện tại, bà Meng Wanzhou, giám đốc Tài chính Huawei, bị quản thúc tại Canada sau khi bị bắt giữ vào tháng 12/2018 vì nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Phiên tòa xem xét tiến trình dẫn độ bà Meng sang Mỹ đang được tiến hành.
Theo Người lao động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy