Tin liên quan
Trước đó, dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung khoản 1, Điều 7 Thông tư 35/2013/TT-NHNN quy định: “1. Tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có gía trị tương đương.
Tuy nhiên, ở thông tư chính thức mới ban hành đã quy định thêm, sẽ có 2 giao dịch chuyển tiền điện tử sau không phải báo cáo, gồm: Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước thì tổ chức tài chính phát lệnh chuyển tiền phải báo cáo và có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức phát lệnh chuyển tiền. Tổ chức tài chính phục vụ người thụ hưởng có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng theo quy định và báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền khi được yêu cầu.
Sẽ có 2 giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng không phải báo cáo. (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, Thông tư 31 cũng quy định lại việc tăng cường thực hiện đánh giá đối với khách hàng có rủi ro cao.
Theo đó, đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, yêu cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng, so với quy định trước đó tại Thông tư 35/2013/TT-NHNN là 6 tháng gần nhất. Đồng thời, bổ sung thêm thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính của khách hàng.
Đối với khách hàng là tổ chức, Thông tư yêu cầu thu thập bổ sung thông tin về tổng doanh thu trong 2 năm gần nhất; Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của công ty mẹ (nếu khách hàng là công ty con) hoặc danh sách tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện (nếu khách hàng là công ty mẹ).
Bên cạnh đó, phải giám sát các giao dịch của khách hàng để đảm bảo giao dịch của khách hàng phù hợp với bản chất, mục đích thiết lập mối quan hệ và hoạt động của khách hàng; kịp thời phát hiện các giao dịch bất thường và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ khi có đủ cơ sở hợp lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cập nhật thông tin định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần hoặc khi đối tượng báo cáo (tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan) biết thông tin về khách hàng đã có sự thay đổi.
Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung các quy định liên quan đến phân công, kiểm toán và đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tài trợ khủng bố.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2014.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy