"Diên Hi công lược" bị phát tán lậu, nguy cơ ngưng chiếu
Mấy ngày nay, sự việc một số trang Web ở Việt Nam phát lậu 10 tập phim "Diên Hi công lược" trước cả phía Trung Quốc đang trở thành chủ đề làm nóng truyền thông cũng như dư luận.
Thậm chí, sau khi các trang có bản quyền chiếu phim là FPTPLAY và TKL đồng loạt ngưng chiếu phim trên mạng, đã làm dấy lên tin đồn bộ phim cung đấu đang "hot" nhất thời điểm hiện tại này sẽ bị cấm chiếu hoàn toàn ở Việt Nam.
Có thông tin còn cho rằng, sau sự cố trên, nhà phát hành phim ở Trung Quốc đã có yêu cầu về việc ngừng hợp tác với đơn vị giữ bản quyền ở Việt Nam, chủ trương tháo gỡ toàn bộ các tập và sẽ không tiếp tục phát sóng ở bất kỳ phương tiện nào.
Tuy nhiên, trả lời trong cuộc phỏng vấn mới đây, phía TKL - một trong những đơn vị nắm bản quyền cho biết rằng thông tin "Diên hi công lược" bị cấm chiếu ở Việt Nam là chưa chính xác. Phim vẫn sẽ được phát sóng trên HTV7 vào lúc 17h từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Đại diện phía TKL cũng cho biết trên một tờ báo điện từ rằng, bởi vì nạn vi phạm bản quyền ở Việt Nam quá trầm trọng nên đơn vị này buộc phải tạm ngưng phát sóng bộ phim này trên mạng, chuyển sang truyền hình.
Từ "Diên Hi công lược", đau đầu chuyện bản quyền
Việc "Diên Hi công lược" có bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam hay không thì vẫn còn phải chờ phản hồi từ phía nhà phát hành phim ở Trung Quốc. Tuy nhiên, câu chuyện "đau đầu" muôn thuở được nhắn đến ở đây vẫn là vấn nạn vi phạm bản quyền khi phim phát sóng, kéo theo đó là những thiệt hại không nhỏ mà nhà sản xuất và đơn vị phát sóng độc quyền phải gánh chịu.
Còn nhớ cách đây không lâu, bộ phim Cô Ba Sài Gòn của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân bị một thanh niên quay lén đã làm xôn xao cả làng phim Việt và dư luận. Theo ước tính của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, với 30 phút bị phát tán trên mạng xã hội, họ bị thiệt hại khoảng 250 triệu đồng.
Bộ phim "Cô Ba Sài Gòn" từng bị quay lén khi ra rạp.
Trường hợp "Cô Ba Sài Gòn" không phải là lần đầu tiên phim Việt bị quay lén ở rạp và phát tán rộng rãi trên mạng xã hội, gây thiệt hại nặng nề cho phía nhà sản xuất và phía đơn vị phát hành.
Quay lại với đơn vị đơn vị nắm giữ bản quyền của "Diên Hi công lược" ở Việt Nam, dù không tiết lộ số tiền cụ thể mà phim được mua bản quyền nhưng không khó để phỏng đoán với độ "hot" trên toàn thế giới, "Diên Hi công lược" đang đắt gấp nhiều lần các bộ phim khác.
Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu bản quyền phim bị vi phạm thì phía đối tác Việt Nam cũng đang phải chịu những thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Chưa kể đến mối quan hệ hợp tác bị ảnh hưởng... Tuy nhiên việc để cho phim bị phát tán lậu, phía đơn vị nắm giữ bản quyền ở Việt Nam cũng khó tránh khỏi một phần trách nhiệm.
Trước thực trạng muôn thuở này, phía nhà sản xuất lẫn các đơn vị phát sóng độc quyền ở Việt Nam vẫn luôn khẳng định sẽ kiên quyết và không khoan nhượng trong cuộc chiến "nói không với vi phạm bản quyền".
Văn hóa xem phim văn minh cũng là vấn đề được nhắc tới, để khán giả có thể được thưởng thức nhiều hơn những bộ phim hay cả trong lẫn ngoài nước.
Theo Kiến thức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy