Thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, dự thảo đề án cơ quan này được Chính phủ giao đang lấy ý kiến để chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu thì Bộ Tài chính đề xuất giảm 1.000 đồng với mỗi lít xăng và 500 đồng với mỗi lít dầu diesel, mazut và dầu hỏa. Riêng với nhiên liệu bay thì do đã giảm từ năm 2021 nên Bộ Tài chính không đề xuất.
Ông Chi cũng cho biết thêm, theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức đề xuất này, nếu được thông qua, và dự kiến áp dụng từ ngày 1/4, giá xăng sẽ có cơ hội để giảm giá khoảng 1.100 đồng/lít, trong khi mức giảm giá của các loại dầu là 550 đồng mỗi lít.
Bộ Tài chính ước tính, nếu đề xuất này được chấp nhận và với giả định sản lượng xăng dầu trong nước tiêu thụ năm 2022 như năm 2019 (trước đại dịch) thì ngân sách năm 2022 sẽ giảm thu cả năm 15.976 tỷ đồng (thu ngân sách mỗi tháng giảm khoảng 1.331 tỷ đồng) và tính từ 1/4 thì trong năm nay mức giảm là 11.982 tỷ đồng.
Giá xăng đã ở mức kỷ lục (Ảnh: Mạnh Quân).
Về nguồn cung xăng dầu, tại buổi họp này, ông Đỗ Thắng Hải Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, do khó khăn nội tại của doanh nghiệp, nhà máy đã giảm công suất xuống 80% và hiện chỉ chạy từ 55 - 60% công suất nên giao hàng cho thương nhân đầu mối theo hợp đồng cũng giảm. Cụ thể, tháng 2 cung của nhà máy giảm 43% và tháng 3 dự báo giảm 20%.
"Dù Nhà máy lọc dầu Bình Sơn đã tăng công suất từ 103% đến 105% nhưng mức này chỉ tương ứng 28.000 m3 nên chưa đủ bù cho phần Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất nên nguồn cung trong nước cục bộ một số nơi khan hiếm", ông Hải thừa nhận.
Tuy vậy, ông Hải cho rằng tháng 3 cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu trong nước, và đến tháng 4 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cam kết chạy 100% công suất dù thông báo chính thức cho các doanh nghiệp đầu mối chưa được nhà máy phát đi.
Chia sẻ thêm về khả năng có thể điều hành sớm hơn giá xăng dầu thay vì tuân thủ chu kỳ 10 ngày như quy định, ông Hải thừa nhận, giá thế giới tăng mạnh trong 2 ngày qua, và ông cho biết: "Liên bộ sẽ bàn bạc để xem có cần báo cáo Thủ tướng điều chỉnh khác quy định bình thường không".
Trước đó, trong báo cáo về tình hình sản xuất, thương mại 2 tháng đầu năm vừa công bố, Bộ Công Thương lưu ý đến những biến động về giá cả, trong đó có nhóm năng lượng, nhiên liệu.
Cụ thể, theo Bộ Công Thương, nhóm mặt hàng năng lượng, nhiên liệu có xu hướng tăng theo xu hướng giá thế giới. Giá xăng dầu các loại đến kỳ điều hành ngày 21/2 so với kỳ điều hành ngày 11/1 tăng từ 1.570 đồng đến 2.562 đồng/lít/kg (tùy loại xăng dầu), tương đương tăng 9,59% - 14,04%.
Còn tại kỳ điều hành mới nhất ngày 1/3, xăng E5 RON 92 tiếp tục tăng 540 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 550 đồng/lít. Trong khi đó giá dầu diesel tăng 510 đồng/lít, dầu hỏa tăng 470 đồng/lít còn dầu mazut tăng 530 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, hiện xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa trên thị trường là 26.070 đồng/lít; RON 95 là 26.830 đồng/lít; dầu diesel 21.310 đồng/lít, dầu hỏa 19.970 đồng/lít; dầu mazut 18.460 đồng/kg.
Tác giả: Hà Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy