Kinh doanh bết bát
Với những chỉ số gia tăng ấn tượng, trong những năm 2011 - 2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank- EIB) đã từng lọt vào top 5 NH TMCP lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh “bết bát”, thời điểm 2016, ngân hàng này chỉ còn là cái bóng của chính mình 5 năm về trước.
Quay ngược về ngày 4/4/2016, phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới, cổ đông của Eximbank đã bị dội gáo nước lạnh khi Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX) công bố quyết định đưa cổ phiếu EIB vào diện bị cảnh báo từ ngày 8/4/2016.
Nguyên nhân HSX đưa ra chính là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2014 và 2015 của Eximbank đều là số âm.
Cụ thể, lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2014 đã bị điều chỉnh hồi tố từ 114,01 tỷ đồng xuống còn -834,56 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2015 là -817,47 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015.
Theo kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, tập đoàn đã bán một số tài sản cố định cho Công ty cổ phần bất động sản E Xim (Eximland) trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2013. Tập đoàn đã ghi nhận các khoản lợi nhuận vào Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh hợp nhất của các năm này tổng hơn 1.116 tỷ đồng. Sau đó, tập đoàn đã mua lại tài sản này từ Eximland trong thời gian từ năm 2011 đến 2015.
Lẽ ra, Tập đoàn phải ghi giảm thu nhập do bán các tài sản không đúng quy định và ghi giảm các chi phí liên quan khác để khôi phục giá trị tài sản về giá trị ban đầu. Vì vậy, Tập đoàn đã thực hiện điều chỉnh hồi tố đối với số liệu so sánh năm kết thúc ngày 31/12/2014.
Ảnh hưởng này đối với báo cáo tài chính năm 2014 thể hiện việc điều chỉnh phần lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm cuối năm 2014 còn âm 834,56 tỷ đồng; giảm 948,5 tỷ đồng so với ban đầu. Điều này cũng ảnh hưởng đến năm 2015 khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2015 là âm 817,46 tỷ đồng. Trong khi lợi nhuận chưa phân phối âm trong 2 năm liên tiếp, lợi nhuận sau thuế của Eximbank vô cùng khiêm tốn.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015, lợi nhuận của Eximbank chỉ là 40 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 341 tỷ đồng năm 2014. Thông tin từ HSX góp phần không nhỏ khiến cổ phiếu EIB giảm sâu trong phiên 4/4/2016. Chốt phiên, EIB giảm 400 đồng/CP xuống 10.100 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường Eximbank "bốc bơi" 494 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2016 của Eximbank bị điều chỉnh giảm hàng loạt chỉ tiêu về cả huy động vốn lẫn tín dụng, lợi nhuận trước thuế kỳ vọng cũng giảm từ 720 tỷ đồng xuống còn 400 tỷ đồng.
Cụ thể, Eximbank chủ trương điều chỉnh giảm hầu hết chỉ tiêu về tài sản, hoạt động huy động vốn hay hoạt động cấp tín dụng. Đặc biệt, mục tiêu lợi nhuận trước thuế sẽ được điều chỉnh hạ tới 45% từ 720 tỷ đồng, xuống còn 400 tỷ đồng. Nhà băng này vẫn sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ở mức dưới 3%.
Ngân hàng top đầu "tụt dốc" không phanh ra sao?
Trong những năm qua, ĐHĐCĐ Eximbank luôn luôn nóng và diễn ra rồi tạm hoãn, hoãn... rất nhiều lần. Ngay cả trước kỳ họp lần này đã "nóng" về việc tổ chức đại hội thường niên buổi sáng rồi buổi họp bất thường buổi chiều.
Hay như, trước đại hội, vấn đề nhân sự HĐQT cũng đã có những xáo trộn nhất định khi ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay cho ông Cao Xuân Ninh.
Ông Yasuhiro Saitoh, tân Chủ tịch HĐQT của Eximbank từng được biết đến là người đại diện của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - đơn vị nắm giữ 15% cổ phần tại Eximbank.
Tuy nhiên, vào tháng 5/2019, SMBC đã có thông báo gửi đến Eximbank về việc chấm dứt tất cả các mối quan hệ pháp lý giữa SMBC và ông Yasuhiro Saitoh kể từ ngày 18/5/2019.
SMBC khẳng định, kể từ ngày 18/5/2019, ông Yasuhiro Saitoh không phải là một viên chức, nhân viên, người được ủy quyền hay đại diện của SMBC với tư cách là thành viên HĐQT hoặc một chức vụ nào khác tại Eximbank.
“Để tránh hiểu nhầm, ông Yasuhiro Saitoh không phải là đại diện hoặc người được ủy nhiệm và không được trao quyền hành động thay mặt cho SMBC. Xuất phát từ bản chất mối quan hệ pháp lý giữa SMBC và ông Yasuhiro Saitoh, trong bất kỳ trường hợp nào, SMBC không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của ông Yasuhiro Saitoh với tư cách là thành viên của HĐQT hay bất kỳ chức vụ nào mà ông Yasuhiro Saitoh nắm giữ tại Eximbank”, SMBC nêu rõ trong văn bản.
Đại hội của Eximbank cũng luôn "nóng" về tình hình kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong khi "ghế nóng" HĐQT "đấu đá" liên miên.
Trong vài năm gần đây, Eximbank luôn là ngân hàng có nhiều “bão tố” nhất trong ngành ngân hàng. Cuộc đấu giành lấy chiếc ghế Chủ tịch HĐQT càng nóng thì cũng là lúc tình hình kinh doanh, tài chính của ngân hàng cũng đáng báo động.
Nhiều cổ đông cho biết họ cảm thấy tiếc cho thương hiệu Eximbank mà họ rất kỳ vọng. Trước đây, Eximbank luôn là ngân hàng xếp vị trí Top đầu của cả nước. Nếu xét về tổng tài sản, lợi nhuận thì Eximbank luôn ngang hàng với các “ông lớn” quốc doanh như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank.
Còn so với các ngân hàng cổ phần mạnh nhất như Sacombank, Techcombank hay ACB thì Eximbank cũng là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Eximbank luôn nằm trong Top 10 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam dù có sự góp mặt của các ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, những điều kể trên chỉ là cái quá khứ vang dội mà Eximbank đã làm được.
Trong quý 1/2023, hoạt động tín dụng mang về cho Eximbank hơn 1.236 tỷ đồng giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng giảm gần 29%, xuống còn 89 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động chứng khoán đầu tư lỗ gần 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 44 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối tại Eximbank lần lượt tăng 47% và 30% so với cùng kỳ. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng 24,5% so với cùng kỳ 2022.
Eximbank cho biết số dư nợ xấu đến cuối quý 1 của ngân hàng đã tăng gần 30% so với đầu năm, vào khoảng 3.047 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 146%, từ 264 tỷ đồng lên 649 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng lên mốc 497 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng từ 1.631 tỷ đồng quý IV/2022 lên mốc 1.899 tỷ đồng tại ngày 31/3/2023. Tỷ lệ nợ xấu theo đó tăng tương ứng từ 1,8% lên 2,3%.
Nhờ việc tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (-42%) so với cùng kỳ mới ghi nhận tăng trưởng dương ở kết quả lợi nhuận trước thuế, đạt 871 tỷ đồng, tăng 8%. Đây lại là mức lãi trước thuế quý 1 cao nhất của ngân hàng này kể từ năm 2012 đến nay.
Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập nhà băng này ghi nhận được cũng tăng tương ứng, đạt 696 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch kinh doanh được cổ đông thông qua gần đây, Eximbank đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.000 tỷ đồng năm nay, tăng 35% so với năm 2022. Như vậy, sau quý I, nhà băng này mới hoàn thành hơn 17% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong năm 2023, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỉ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022. Huy động vốn cuối kỳ đạt 165.000 tỉ đồng, tăng 11% so với năm trước. Dư nợ tín dụng đạt 146.600 tỷ đồng, tăng 12%. Tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1,6%.
Eximbank dự kiến phát hành gần 265,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu EIB sẽ được nhận tối đa 18 cổ phiếu mới). Sau khi phát hành thêm 265,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, vốn điều lệ của Eximbank sẽ tăng từ 14.814 tỷ đồng lên 17.470 tỷ đồng. Eximbank cũng sẽ bán ra 6,09 triệu cổ phiếu quỹ đã được ngân hàng này mua từ năm 2014.
Bảo Khánh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy