Tin liên quan
Hợp nhất, sáp nhập trở thành đề tài nóng hổi trong thời gian gần đây, khi thị trường đã lộ diện ít nhất 7 cặp ngân hàng (NH) sáp nhập, hợp nhất, đồng thời, còn có 2 NH khác đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mua lại với giá 0 đồng là Oceanbank và Ngân hàng Xây dựng VNCB. Những cuộc “hôn nhân” theo trường phái “đôi đũa lệch” (một ngân hàng mạnh phải gánh vác một ngân hàng yếu) chắc chắn sẽ đem đến những tác động sâu sắc tới hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và bản thân các nhà băng sau sáp nhập chắc chắn cũng có những biến chuyển, trước tiên là trong cơ cấu thượng tầng (ban lãnh đạo).
Một trường hợp vẫn được nhớ đến như một ví dụ điển hình là câu chuyện sáp nhập Ngân hàng Nhà ở Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) hồi năm 2012. Ngay tại buổi họp báo công bố thương vụ sáp nhập, Chủ tịch Ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển (“bầu” Hiển) đã khẳng định Hội đồng quản trị ngân hàng SHB mới tạm thời sẽ được giữ nguyên. Khi đó, ông Hiển nêu rõ: “Vì đây là Habubank sáp nhập vào SHB nên HĐQT của SHB vẫn giữ nguyên. Nếu các thành viên trong HĐQT Habubank có nguyện vọng tham gia vào HĐQT thì sẽ xin ý kiến cổ đông và bầu bổ sung sau”.
Như vậy, HĐQT của SHB vẫn gồm 7 người cũ của SHB – không có Chủ tịch HĐQT Habubank hay Tổng giám đốc cũ của ngân hàng này.
Nguyên Tổng giám đốc và Phó chủ tịch HĐQT Habubank thời nhà băng này còn hoạt động là bà Bùi Thị Mai, chỉ chưa đầy 3 tháng thử thách vị trí Phó Tổng giám đốc ngân hàng SHB sau sáp nhập đã bị giáng chức và thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ.
Bà Bùi Thị Mai bị điều chuyển xuống vị trí nhân viên thu hồi nợ sau 3 tháng thực hiện thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB
Tên tuổi bà Mai gắn với quá trình phát triển Habubank, thương hiệu ngân hàng cổ phần đầu tiên của Hà Nội. Sinh năm 1962, sau hơn 10 năm công tác tại Bộ Tài chính và Viện Khoa học Việt Nam, bà gia nhập Habubank năm 1995, chỉ 3 năm sau khi ngân hàng này nhận giấy phép thành lập. Đây cũng là năm đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược kinh doanh của Habubank, từ chỗ chuyên doanh (hỗ trợ, phát triển nhà) mở rộng sang phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và tổ chức tài chính. Từ quy mô ban đầu với 5 tỷ đồng vốn điều lệ và 7 tỷ đồng tổng tài sản, đến giữa 2011, Habubank có vốn 4.000 tỷ đồng và tổng tài sản gần 50.000 tỷ.
Là một ngân hàng có tiếng về quản trị và văn hóa doanh nghiệp, nhưng Habubank đã gần như gục ngã khi vấp phải khách hàng Vinashin. Tổng dư nợ dành cho Vinashin lên đến 3.000 tỷ đồng, không phát sinh lợi nhuận, khiến ngân hàng phải chịu chi phí lãi khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên chủ tịch Habubank - Nguyễn Văn Bảng thừa nhận, đây là số nợ gần như mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng), tổng tài sản giảm xuống còn gần 20.000 tỷ đồng. Sau hơn 2 tháng sau sáp nhập, SHB mới đã thu hồi được hơn 1.000 tỷ đồng nợ cũ.
Kịch bản này liệu có lặp lại với những lãnh đạo của Saigonbank (sau khi sáp nhập với Vietinbank) hay Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long MHB (sau khi sáp nhập với BIDV)…
Cũng chính những động thái thuyên chuyển lãnh đạo của các nhà băng cũng khiến dư luận đồn đoán những cuộc “hôn nhân” sắp tới đây khi mà hai “mãnh tướng” của NamABank sang Eximbank nhậm chức.
Theo đó, bên cạnh sự ra đi của Chủ tịch đương nhiệm Lê Hùng Dũng cùng hàng loạt thành viên HĐQT khác của Eximbank là sự xuất hiện đáng chú ý của hai cái tên “phe Nam Á” là cựu CEO Trần Ngô Phúc Vũ và “phó tướng” Trần Ngọc Tâm trong danh sách đề cử vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020 (với hơn 20% tổng cổ phần có quyền biểu quyết).
Sau làn sóng sáp nhập, lãnh đạo ngân hàng sẽ ai đi ai ở?
Các thương vụ sáp nhập dần sáng tỏ khi năm 2015 cũng chính là năm cuối cùng thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án mà Chính phủ phê duyệt. Tiến trình tái cơ cấu đã bước sang giai đoạn 2 khi không chỉ có các nhà băng yếu kém phải tiến hành sáp nhập mà ngay cả các “ông lớn” ngành ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Vietinbank...cũng sẽ phải tham gia “gánh vác” một ngân hàng yếu vào hệ thống.
Nhưng câu chuyện hậu kỳ, số phận của những vị tướng ngân hàng một thời sau giai đoạn này sẽ ra sao vẫn là ẩn số, chờ đề án sáp nhập được NHNN ký quyết định chính thức.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy